|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Dầu khí (PSI) báo lãi quý II gần 10 tỷ đồng

14:30 | 20/07/2023
Chia sẻ
Kết thúc quý II, Chứng khoán Dầu khí báo lãi sau thuế gần 9,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 lỗ 3,1 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, PSI ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 20,2 tỷ đồng, tăng 61,6% so với cùng kỳ.

 

KQKD quý II/2023 của PSI. (Nguồn: Diệu Nhi tổng hợp từ BCTC).

Trong Báo cáo tài chính quý II/2023 mới công bố, CTCP Chứng khoán Dầu khí (mã: PSI) ghi nhận doanh thu hoạt động quý II 65 tỷ đồng, giảm 33,8% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ yếu do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 40,5% xuống 15,4 tỷ đồng; lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm 34,2% xuống gần 24 tỷ đồng; doanh thu các nghiệp vụ chính như môi giới chứng khoán và tư vấn tài chính cũng giảm lần lượt 41,2% và 74,6% xuống 9,7 tỷ và 1,8 tỷ đồng. Ngược chiều, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng 65,6% lên 10,6 tỷ đồng.

Cùng chiều doanh thu, chi phí hoạt động quý II của PSI cũng giảm 59,9% xuống 30,5 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm mạnh 88,5% còn 2,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí môi giới chứng khoán cũng giảm 11,6% xuống 19,1 tỷ đồng.

Kết quả là, Chứng khoán Dầu khí báo lãi sau thuế quý II gần 9,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 lỗ 3,1 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, PSI ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 20,2 tỷ đồng, tăng 61,6% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/6, tổng giá trị tài sản của PSI đạt 1.773 tỷ đồng, giảm 12% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, cho vay margin 709,6 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,4% so với đầu năm.

Cho vay margin của PSI. (Biểu đồ: Diệu Nhi tổng hợp từ BCTC).

Về hoạt động tự doanh, trong quý II, PSI lãi bán các tài sản tài chính FVTPL 14,1 tỷ đồng, lỗ bán các tài sản tài chính FVTPL 1,2 tỷ đồng. Như vậy, công ty lãi ròng mảng này 12,9 tỷ đồng, gần gấp đôi so với mức lãi cùng kỳ năm ngoái.

Tại ngày 30/6, danh mục FVTPL của công ty đạt 109,8 tỷ đồng, giảm 45,2% so với thời điểm đầu năm. Chủ yếu do khoản đầu tư vào trái phiếu chưa niêm yết giảm 48,1% xuống 92,6 tỷ đồng, cụ thể PSI đã bán 51,1 tỷ đồng trái phiếu CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova và 47 tỷ đồng trái phiếu Tổng Công ty Phát triển Kinh Bắc – CTCP.

Với danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) đạt 146,6 tỷ đồng cuối quý II, trong đó, khoản đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết 141,7 tỷ đồng đang ghi nhận lỗ 43,8%, tương đương khoảng 62 tỷ đồng.

Danh mục FVTPL và AFS của PSI thời điểm cuối quý II và đầu năm. (Nguồn: BCTC).

Mới đây, Chứng khoán Dầu khi đã bổ nhiệm bà Phan Quỳnh Nga, Phó Giám đốc phụ trách, giữ chức vụ Giám đốc công ty, với thời hạn bổ nhiệm ba năm kể từ ngày 27/4 (thời gian thử thách 6 tháng). Ngoài ra, công ty cũng bổ nhiệm bà Vũ Thị Hương làm nhiệm vụ phụ trách kế toán thay cho bà Phạm Thị Vân kể từ ngày 30/6, trước khi được giao nhiệm vụ này, bà Hương giữ chức vụ trưởng phòng tài chính kế toán của PSI. 

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.