|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Người nhà Chủ tịch Thép Pomina bán cổ phiếu POM ngay trước chuỗi tăng trần 3 phiên?

11:07 | 20/07/2023
Chia sẻ
Với mục đích để đầu tư, bà Đỗ Thị Kim Ngọc đã bán hơn 5,2 triệu cổ phiếu POM, ước tính tổng giá trị giao dịch hơn 34 tỷ đồng.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), bà Đỗ Thị Kim Ngọc, em của ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina (mã: POM), đã bán hơn 5,2 triệu cổ phiếu POM trên tổng số 5,5 triệu cổ phiếu đăng ký (tương đương 94,9% lượng đăng ký).

Theo công bố thông tin của bà Đỗ Thị Kim Ngọc, giao dịch được thực hiện trong thời gian 11/7 – 13/7, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Lý do không hoàn tất giao dịch mà bà Ngọc đưa ra là do không đạt được kỳ vọng giá.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu POM mà bà Ngọc sở hữu giảm từ 15,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,51%) xuống còn 10,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 3,64%). Với tỷ lệ sở hữu mới này, bà Ngọc đã không còn là cổ đông lớn của Thép Pomina. 

Tuy nhiên, trong thời gian 11/7 – 13/7, khối lượng giao dịch cổ phiếu POM qua kênh khớp lệnh và thỏa thuận thấp hơn so với lượng bà Ngọc đăng ký. Ghi nhận trong phiên 17/7, lượng giao dịch thoả thuận cổ phiếu POM hơn 4,6 triệu cp với tổng giá trị ghi nhận hơn 31,7 tỷ đồng, tương đương 6.880 đồng/cp. Đây là mức giá sàn trong phiên. 

Sau thời gian bà Ngọc bán bớt cổ phiếu, cổ phiếu POM tăng trần ba phiên liên tiếp (14/7 - 18/7). Đóng cửa phiên 18/7, cổ phiếu này ở 8.450 đồng/cp, gấp hơn 2 lần so với đáy giữa tháng 11/2022.

Mới đây, HOSE đã có quyết định đưa cổ phiếu POM ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 20/7, do công ty đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vào ngày 14/7, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định.

Diễn biến giá cổ phiếu POM từ tháng 11/2022. (Nguồn: VNDirect).

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.