Chưa giao dịch UPCoM, VEAM đã tính niêm yết HOSE với mục tiêu lợi nhuận khủng
Gần 2 năm sau cổ phần hóa, VEAM sắp niêm yết trên HOSE? | |
Chuẩn bị lên sàn, quyết toán cổ phần hoá của VEAM vẫn chưa có |
Theo tài liệu Đại hội cổ đông của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM), Công ty dự kiến sẽ niêm yết 1,328 tỷ cổ phiếu với mã VEA trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) trong năm 2018, mệnh giá 10.000 đồng/cp.
Trước mắt vào ngày 2/7, số cổ phiếu VEA này sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu là 27.600 đồng/cp, vốn hóa thị trường của VEAM đạt khoảng 36.652 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD.
VEAM hiện có 2 cổ đông lớn là Bộ Công thương sở hữu 88,5% và Công ty TNHH thương mại và đầu tư Hòa An sở hữu 6%. Các cổ đông nước ngoài nắm giữ 3,05%.
Một số dòng sản phẩm của VEAM. Ảnh: VEAM. |
Năm 2018, VEAM đặt ra kế hoạch tham vọng với doanh thu công ty mẹ 3.539 tỷ đồng, tăng 39% so với thực hiện 2017; lợi nhuận sau thế 4.908 tỷ đồng, gấp 9,4 lần năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 28%.
Năm 2017, VEAM ghi nhận lợi nhuận sau thuế 522 tỷ đồng, trong đó Hội đồng quản trị VEAM đề xuất chi gần 492 tỷ đồng để trả cổ tức tỷ lệ 3,7%, tức mỗi cổ phiếu được nhận 370 đồng. Ngoài ra, công ty cũng trích lập các quỹ trong vốn chủ sở hữu. Tính chung, VEAM phân phối toàn bộ lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2017.
Kế hoạch kinh doanh 2018 của công ty mẹ VEAM |
Sở hữu 'gà đẻ trứng' Honda Việt Nam
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của VEAM, doanh thu của tổng công ty ổn định qua các năm. Doanh thu năm 2017 đạt hơn 6.500 tỷ đồng tăng trưởng 4,06% so với năm 2016 và chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp, sản phẩm chính của Tổng công ty.
Tuy doanh thu tương đối cao, lợi nhuận sau thuế của VEAM những năm qua chủ yếu đến từ các công ty liên doanh, liên kết. VEAM hiện có 13 công ty con và 7 công ty liên kết trong đó đáng chú ý là Công ty Honda Việt Nam (VEAM sở hữu 30%), Công ty Toyota Việt Nam (20%) Công ty TNHH Ford Việt Nam (25%).
Đây là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy và đang chiếm lĩnh thị phần hàng đầu tại Việt Nam.
Danh sách công ty liên doanh, liên kết của VEAM. |
Tình hình kinh doanh của những liên doanh này tăng trưởng trong những năm gần đây, qua đó mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho VEAM. Cụ thể: lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh liên kết của Tổng công ty đạt 4.500 tỷ đồng năm 2016, 5.100 tỷ đồng năm 2017 và 1.059 tỷ đồng vào quý 1/2018, tương đương mức lợi nhuận sau thuế.
Kết quả kinh doanh hợp nhất của VEAM. |
Đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của VEAM là Honda Việt Nam. Năm 2017, Honda Việt Nam đạt doanh thu thuần 86,8 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 13% và 12% so với năm trước.
Số lượng xe máy tiêu thụ của đạ vốn điều lệt 2,33 triệu chiếc, chỉ tăng 8,6% nhưng do chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sang dòng xe tay ga với biên lợi nhuận cao hơn nên lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 12%, tức nhanh gấp rưỡi.
Với việc sở hữu 30% Honda Việt Nam, năm 2017 VEAM thu về khoảng 4.500 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên kết này.
Triển vọng từ xe máy tay ga
Theo dự báo của CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC), trong 3 năm tới ngành xe máy sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình gộp năm là 3%. Trong khi đó doanh số tiêu thụ xe ô tô được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình gộp là 15% năm.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ xe máy chiếm khoảng 90% lợi nhuận của VEAM trong năm 2017, cơ cấu lợi nhuận này sẽ không thể thay đổi trong thời gian ngắn nên mặt hàng xe máy sẽ là động lực tăng trưởng chính cho công ty trong những năm tới.
Mặc dù thị trường xe máy đã bão hòa xét về doanh số tiêu thụ nhưng vẫn có những thay đổi lớn đang diễn ra.
Tỷ lệ xe tay gas hiện tại chiếm 58% thị phần và đang tăng dần qua các năm. Dòng xe tay ga cũng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho VEAM. Đến năm 2020, HSC dự báo thị phần của xe tay ga sẽ tăng lên 70% và thị phần của xe số giảm còn 30%.