|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hành trình bán hàng gian nan của chàng trai phát minh ốp chân chống xe máy

05:05 | 22/05/2018
Chia sẻ
Sản xuất lô ốp chân chống xe máy đầu tiên gồm 10.000 chiếc, nhưng Lê Xuân Din chỉ bán được 50 sản phẩm trong hai tháng đầu tiên. Kết quả ấy khiến anh cảm thấy chán nản và căng thẳng.

Chào đời tại Hong Kong nhưng Lê Xuân Din lớn lên ở Việt Nam. Hiện nay anh đang công tác và học tập tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Vào tháng 3/2017, Din tham gia một lớp làm chủ doanh nghiệp tại Be Training – Vườn Ươm Doanh Nhân. Sau đó anh nảy ra ý tưởng chế tạo ốp chân chống xe máy Dintech.

Ốp chân chống xe máy của Din là sản phẩm từ nhựa PVC mềm tái sinh, thân thiện không gây ô nhiễm môi trường, có độ đàn hồi cao và độ mòn thấp, mềm nhưng không rách. Nó giúp chủ xe máy chống trầy xước đối với nền nhà, giày, dép, móng chân. Đặc biệt, sản phẩm mang lại vẽ thẫm mỹ cho chân chống xe máy, giúp mọi người dựng xe rất nhẹ nhàng và êm ái.

Là dân kỹ thuật làm kinh doanh, Din chưa từng biết về ngành khuôn, nhựa và không biết làm sao để có sản phẩm mà anh hình dung. Sau khi lâm vào thế bế tắc trong một thời gian, Din nhớ tới một anh họ đang làm giám đốc công ty Bách Nông, nơi sản xuất và phân phối lưới, chậu nhựa. Vì thế, Din tới nhà người anh họ để hỏi quy trình sản xuất chậu nhựa. Người anh họ tận tình hướng dẫn Din, đồng thời chỉ cho anh cơ sở làm khuôn nhựa. Din tới cơ sở ấy để học cách làm khuôn nhựa và tới đó trong nhiều ngày tiếp theo để học hỏi.

hanh trinh ban hang gian nan cua chang trai phat minh op chan chong xe may
Giá bán lẻ ốp chân chống xe máy Dintech là 25.000 đồng/chiếc.

Sau quá trình tìm hiểu, đàm phán giá cả, chất liệu, cuối cùng Din quyết định đặt cọc tiền để cơ sở sản xuất sản phẩm của anh.

Khó khăn về vốn

Chi phí làm khuôn và sản xuất, đóng gói lên tới gần trăm triệu đồng - quá lớn đối với Din. Nhờ quá trình học về kinh doanh, Din nghĩ tới ý tưởng kêu gọi đầu tư. Anh phải đàm phán và phân tích bài toán kinh doanh sản phẩm cho những nhà đầu tư tiềm năng. Cuối cùng anh huy động đủ số tiền mà anh cần. Sau đó lô hàng đầu tiên ra đời, gồm 10.000 cái ốp chân xe máy.

Lúc ấy, câu hỏi duy nhất trong đầu Din là: "Làm thế nào để bán hết lô sản phẩm?". Trong hơn hai tháng sau đó, anh chỉ bán được 50 ốp với giá 49.000 đồng/cái. Với khoản doanh thu xấp xỉ 2,5 triệu đồng, anh không thể trang trải cuộc sống trong khi bản thân vẫn mắc nợ. Kết quả ấy khiến anh rơi vào trạng thái căng thẳng, chán nản.

Ban đầu, Din chỉ xác định khách hàng mục tiêu của anh gồm cửa hàng sửa xe máy, tiệm decal, cơ sở trang trí và độ xe, cửa hàng phụ tùng xe máy, cơ sở rửa xe.

hanh trinh ban hang gian nan cua chang trai phat minh op chan chong xe may
Lô ốp chân chống xe máy đầu tiên của Din gồm 10.000 sản phẩm.

Nếu tính tỷ lệ trung bình, cứ 10 chủ cơ sở mà Din gặp, chỉ 5 người nói chuyện với anh. Trong số 5 người nói chuyện, chỉ hai người cầm sản phẩm và xem. Trong số hai người xem, chỉ một người mua sản phẩm.

"Hồi ấy tôi mới thấm thía sự nhọc nhằn của việc bán hàng. Giữa trời nắng nóng, tôi phóng xe máy và đèo sản phẩm ở phía sau. Cứ gặp một cửa hàng thuộc nhóm đối tượng mục tiêu, tôi lấy hết can đảm để bước vào và giới thiệu sản phẩm. Nhưng rất nhiều người đuổi tôi luôn. Một số người lắng nghe nhưng chê sản phẩm và không mua. Nhiều khi vừa cởi áo khoác ra, tôi đã phải mặc vào ngay vì người ta đuổi", Din tâm sự.

Một hôm, Din bán được một ốp chân chống xe máy. Dù khách hàng chỉ mua một sản phẩm, nhưng Din cảm thấy sung sướng tột cùng, bởi "giao dịch" ấy tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho Din, giúp anh tin vào sản phẩm và tương lai. "Sau khi bán xong, tôi vừa phóng xe máy vừa hát to", anh kể.

hanh trinh ban hang gian nan cua chang trai phat minh op chan chong xe may
Lê Xuân Din (bên trái), người sáng lập thương hiệu ốp chân chống xe máy Dintech, cùng doanh nhân Nguyễn Thái Duy, người sáng lập vườn ươm doanh nhân Be Training. Doanh nhân Nguyễn Thái Duy luôn động viên, tư vấn Din trong hành trình khởi nghiệp. Nhờ sự nhiệt tình của ông mà Din dám dấn thân bán hàng, lập doanh nghiệp.

Tiếp tục tìm khách hàng trong hai tháng tiếp theo, Din bán thành công khoảng 50 sản phẩm nữa. Hàng trăm lần tiếp xúc khách hàng mục tiêu giúp anh hiểu lý do khách hàng chê sản phẩm, xua đuổi anh.

"Ban đầu, mỗi khi vào cửa hàng nào đó, tôi luôn nói: Em chào anh/chị, em muốn giới thiệu một sản phẩm tới anh/chị. Ngay sau khi nghe câu ấy, đa số họ sẽ nói họ không có nhu cầu và từ chối nghe tôi nói tiếp", Din kể.

Sau đó, Din thay đổi cách tiếp cận. Thay vì nói về sản phẩm, anh đánh vào tâm lý thích khen của khách hàng tiềm năng.

"Tôi sẽ nói: Em chào anh/chị. Chúc anh/chị một buổi sáng tuyệt vời. Em thấy dạo này cửa hàng mình đông khách và nhiều người khen ngợi sản phẩm, dịch vụ của anh/chị. Nhờ cách nói đó, tỷ lệ người nghe tôi thuyết trình sản phẩm tăng lên 50%", anh thổ lộ.

Din cũng nhận ra rằng anh đã mắc sai lầm khi chỉ tập trung vào những cơ sở liên quan tới xe máy. Doanh nhân trẻ nhận ra rằng đối tượng lý tưởng của anh là những người có cơ sở kinh doanh mọi loại hình, có sẵn tệp khách hàng và thích sản phẩm.

Cứ thế, vừa rút kinh nghiệm vừa tiếp tục cố gắng, doanh thu của Din cứ tăng dần.

Nhận thấy tầm quan trọng của cộng sự, Din tìm bạn đồng hành để có thể kinh doanh lâu dài. Hiện tại, anh có 5 cộng sự và chia đều lợi nhuận cho họ. Nhóm cộng sự vừa bán hàng, vừa tìm nhà phân phối để mở rộng thị trường. Hiện tại mỗi tháng Dintech bán 5-10 nghìn sản phẩm. Thị trường chính của công ty là tỉnh Đông Nam Bộ, miền Tây và miền Trung. Kế hoạch sắp tới của Din là phát triển hệ thống phân phối sản phẩm ở Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh.

"Khách hàng ở miền bắc rất ít và họ chủ yếu mua hàng trực tuyến", Din thổ lộ.

hanh trinh ban hang gian nan cua chang trai phat minh op chan chong xe may Hành trình gian nan của 6 chàng trai sản xuất thực phẩm sạch từ cây Chùm ngây

Với mong muốn mang lại sản phẩm nông nghiệp ứng dụng sạch, giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng, 6 chàng trai mở ...

hanh trinh ban hang gian nan cua chang trai phat minh op chan chong xe may Bài học khởi nghiệp từ thất bại của CEO Công ty An Vui

Từng khởi nghiệp 3 lần, ông Phan Bá Mạnh, người sáng lập Công ty Công nghệ Vận tải An Vui, đã rút ra những bài ...

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.