|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chủ tịch Tập đoàn Mavin: Rất nhiều nông dân Việt Nam vẫn còn ở Công nghiệp 2.0

18:03 | 04/12/2018
Chia sẻ
Còn rất nhiều nông dân Việt Nam vẫn đang còn kẹt lại ở Công nghiệp 3.0, sử dụng một máy tính cá nhân đơn giản, internet, ICT. Và rất rất nhiều vẫn còn ở Công nghiệp 2.0.

Nông dân Việt Nam còn quãng đường rất dài mới hiểu và áp dụng được lợi tế của Công nghiệp 4.0

Thông tin trên được ông David Whitehead, Chủ tịch Tập đoàn Mavin, chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 12/2018.

Ông David Whitehead nhận định, còn rất nhiều nông dân Việt Nam vẫn đang còn kẹt lại ở Công nghiệp 3.0, sử dụng một máy tính cá nhân đơn giản, internet, ICT. Và rất rất nhiều vẫn còn ở Công nghiệp 2.0, phụ thuộc vào điện thoại, bóng đèn, động cơ đốt trong.

"Họ còn một quãng đường rất dài mới hiểu và áp dụng được những lợi thế của Công nghiệp 4.0", ông David Whitehead chia sẻ.

chu tich tap doan mavin rat nhieu nong dan viet nam van con o cong nghiep 20

Vị chuyên gia này cho hay, trong hơn 10.000 năm, người ta đã trồng bằng phương pháp thử và loại trừ. Chỉ gần đây, khi cơ giới cách mạng hóa nông thôn với máy móc và thay thế ngựa bằng máy kéo.

"Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng nông nghiệp mới được khởi nguồn bởi việc áp dụng các công nghệ mới đáng kinh ngạc về vệ tinh, hệ thống định vị chính xác cao, cảm biến thông minh và nhiều ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với kỹ thuật công nghệ cao".

Trong công cuộc tìm kiếm phương pháp nâng sản lượng và bảo vệ môi trường tốt hơn trong nông nghiệp, một trong những sự thay đổi quan trọng nhất là sự tăng trưởng của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong “canh tác thông minh” hay còn gọi là “Nông nghiệp 4.0”.

Một số lượng lớn nông dân ở châu Á và Việt Nam đang bắt đầu áp dụng công nghệ số và các phát minh sử dụng dữ liệu, ông David Whitehead cho hay.

Để Nông nghiệp 4.0 được trở thành sự thật, ông cho rằng cần sự đồng lòng giữa cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp và cộng đồng làm nông nghiệp.

Trên hết, các nhà hoạch định và chính phủ cần đảm bảo rằng các cơ sở vật chất nền tảng kỹ thuật số cho băng thông dữ liệu lớn, cả về mặt bao phủ của mạng lưới và tốc độ truyền dữ liệu tại các vùng nông thôn, được hoàn tất.

Thứ hai, cần các chính sách hỗ trợ từ chính phủ nhằm đầu tư trong nông nghiệp, đặc biệt tại những giai đoạn giá sản phẩm xuống thấp.

Cùng lúc, “người chơi” cũng cần cố gắng tạo ra một môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sáng tạo, giúp cho việc truyền tải dữ liệu, và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh ở mọi cấp độ.

Cuối cùng, ông David Whitehead đề xuất, nông dân cần phải sẵn sàng đối mặt với cuộc cách mạng số đang đến gần.

Cụ thể, với việc các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm, khả năng thu thập dữ liệu về cách thức mà hạt ngũ cốc được trồng hoặc con vật nuôi được giết mổ đang trở thành một tài sản vô giá. Điều này sẽ giúp các nông dân cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, truy xuất được từ nguồn.

Với Nông nghiệp 4.0, họ đã có thể vận hành trang trại của mình một cách tự động, bền vững và năng suất hơn, trong khi vẫn nắm hoàn toàn kiểm soát, ông David Whitehead cho biết.

Nông dân Việt Nam đang được hưởng lợi từ công nghệ di động

Hơn 1/3 dân số vẫn đang dựa vào làm nông để sinh nhai. Mặc dù các công nghệ nông nghiệp chính xác hiện đại cần sự đầu tư lớn ban đầu, nông dân tại các nước đang phát triển như ở Việt Nam đang được hưởng lợi từ công nghệ di động.

Nông nghiệp chính xác là sự sử dụng chính xác đủ các nguyên liệu đầu vào tại thời điểm chính xác cho mùa vụ, tăng năng suất và tối ưu hóa sản lượng. Nông dân do đó sẽ được giảm bớt chi phí sử dụng nước, phân bón, thuốc diệt cỏ.

Lợi ích thứ hai cho việc giảm thiểu nguyên liệu đầu vào là ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng các hóa chất đúng mức đúng chỗ và đúng thời điểm giúp ích cho trồng trọt, đất và nước ngầm, và cả chuỗi thu hoạch.

Kết quả là nông nghiệp chính xác đã trở thành cột mốc trong nông nghiệp bền vững, bởi nó tôn trọng ba yếu tố đất đai, mùa màng và người nông dân. Nông nghiệp bền vững đảm bảo nguồn cung thực phẩm liên tục trong giới hạn sinh thái, kinh tế và xã hội cần thiết để đảm bảo khả năng sản xuất bền vững trong thời gian dài.

Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, nông dân có thể ghi lại nhiều thuộc tính của từng con vật, như phả hệ, tuổi tác, sinh sản, tăng trưởng, sức khỏe, chuyển đổi thức ăn, trọng lượng thân thịt theo phần trăm cân hơi và chất lượng thịt. Khi thông tin này có sẵn cho nông dân, nó mang lại những lợi ích rất lớn.

Tập đoàn Mavin tiền thân là Công ty Liên doanh Austfeed, một dự án liên doanh giữa Việt Nam và Australia. Vào cuối tháng 5/2018, Tập đoàn Mavin khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp tại Cụm Công nghiệp An Nhơn - Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành. Đây là Nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 5 của Mavin tại Việt Nam và là nhà máy hiện lớn nhất từ trước tới nay của Mavin tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam và Campuchia, ông David John Whitehead cho biết. Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích 49.000 m2, vốn đầu tư 675 tỷ đồng và công suất thiết kế là 400.000 tấn mỗi năm; ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của hãng Buhler (Thụy Sỹ) và đạt đẳng cấp thế giới tại Việt Nam.

Dự kiến, doanh thu hàng năm của Nhà máy vào khoảng 3.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 200 người và đóng góp khoảng 100 tỷ đồng vào ngân sách địa phương mỗi năm.

Ông chủ Tập đoàn Mavin còn cho biết, sau Nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Đồng Tháp, Mavin sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động khép kín chuỗi giá trị tại các tỉnh phía Nam. Tập đoàn Mavin cũng quyết định chọn Đồng Tháp là trung tâm cho các hoạt động kinh doanh này. Dự kiến, Mavin sẽ đầu tư vào các dự án khác tại Đồng Tháp, có tổng mức đầu tư lên đến 80 triệu USD (tương đương 1.600 tỷ đồng), bao gồm: Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi công nghệ cao, Nhà máy sản xuất thực phẩm chế biến tiêu chuẩn Châu Âu...

Phương Nam