|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chủ tịch Minh Phú: Vay chợ đen lãi suất 30 - 50% để nuôi tôm, vẫn có lời

14:07 | 02/05/2019
Chia sẻ
Chỉ cần có nguồn nguyên liệu, tối đa hai năm ngành tôm có thể đạt mục tiêu XK 10 tỉ USD. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là nguồn vốn đối với người nuôi tôm để họ đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy. Chủ tịch Minh Phú Lê Văn Quang kiến nghị Chính phủ tái khởi động chương trình bảo hiểm nông nghiệp để các ngân hàng rót vốn cho người dân vay nuôi tôm.

Ngành tôm những năm qua rất may mắn khi nghiên cứu được công nghệ nuôi tôm, đơn cử như của Minh Phú là công nghệ 2P4, Công ty CP là 3 sạch, tôm nuôi ở trên ao nổi tỷ lệ thành công trên 90%, tại tỉnh Cà Mua là trên 95%. 

Thông tin trên được ông Lê Minh Quang, Chủ tịch công ty Minh Phú, Phó chủ tịch Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam, chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề Nông nghiệp thuộc Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 diễn ra sáng nay 2/5 tại Hà Nội.

"Chỉ cần có nguồn nguyên liệu, tối đa hai năm ngành tôm có thể đạt mục tiêu XK 10 tỉ USD"

Ông Lê Văn Quang cho biết, không sản phẩm nào thu hoạch nhanh bằng nuôi tôm, ngay cả lúa cũng không bằng. Năng suất mỗi vụ nuôi tôm ở 1 ao (rộng 1.000 m2) đạt 7 tấn, mỗi năm có thể nuôi 3 - 5 vụ. Mỗi ha nuôi tôm đầu tư vốn khoảng 1 tỉ đồng, sau một vụ nuôi 2 - 3 tháng đã có lợi nhuận 1 - 1, nhưng điểm nghẽn là rất khó huy động đất để nuôi tôm, từ đó ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu.

Vua" tôm Minh Phú cho biết, nguyên liệu tôm cho chế biến của các nhà máy hiện chỉ đáp ứng 30 - 50% công suất các nhà máy, rất nhiều nhà máy phải đóng cửa vì không có nguyên liệu, theo đó, giá thành rất cao, thậm chí gấp 2, 3 lần.

Theo ông Quang, nếu Minh Phú sản xuất với 70% công suất nhà máy, thì giá thành tôm chỉ 36.000/kg. Nhưng nếu công suất dưới 50% thì giá thành lên trên 80.000 đồng/kg.

"Do đó, nếu các nhà máy sản xuất trên 70% công suất thì chúng tôi có thể mua tôm được giá cao hơn đến 40.000 - 50.000 đồng/kg mà vẫn có lời. Còn hiện tại là không có lời vì giá thành cao quá, công suất nhà máy không hoạt động hết.

Vì vậy, chỉ cần có nguồn nguyên liệu, chỉ trong một năm, tối đa là hai năm là ngành có thể đạt được tối đa mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD mà Thủ tướng giao, chứ không cần đến 2025. Bởi nuôi tôm rất nhanh, chỉ 2 - 3 tháng là có thể thu hoạch, nhà máy cũng đã có sẵn, nhưng vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn", ông Quang nhấn mạnh.

Chủ tịch Minh Phú: Vay chợ đen lãi suất 30 - 50% để nuôi tôm, vẫn có lời - Ảnh 2.

Minh Phú sẵn sàng để đơn vị bảo hiểm nông nghiệp có lời để ngân hàng đầu tư cho người nuôi tôm

Những năm qua, ngành tôm chiếm hữu ở những hộ nuôi nhỏ lẽ, dịch EMS gây thiệt hại lớn. Vì thế, nuôi tôm bây giờ rất lời nhưng không thể huy động được nuôi tôm, bởi người nuôi không có vốn, ông Quang nêu một thực trạng về khát vốn của ngành tôm.

"Bây giờ ai cũng biết nuôi tôm có lời nhưng ngân hàng không dám đầu tư cho nuôi tôm. Vậy làm cách nào để ngân hàng đầu tư cho nuôi tôm đây.

Vấn đề quan trọng nhất là bảo hiểm, có bảo hiểm thì các ngân hàng, tổ chức quốc tế sẽ đầu tư cho nuôi tôm liền. Mà đầu tư chỉ trong 1 - 2 năm là đáp ứng được nhu cầu các nhà máy.

Tôi kiến nghị Thủ tướng khởi động lại chính sách bảo hiểm nông nghiệp, nhất là bảo hiểm cho nuôi tôm, thì chúng tôi sẵn sàng đầu tư cho nuôi tôm.

Hiện tại đã có công cụ để biết từng thay đổi nhỏ trong ao tôm, có cả công nghệ AI nên nuôi tôm giờ rất thành công", ông Quang nói.

"Minh Phú sẵn sàng đồng hành với các công ty bảo hiểm, ngân hàng để giải quyết vấn đề này. Minh Phú là đơn vị sản xuất tôm lớn nhất thế giới, nếu Minh Phú không làm thì chẳng ai làm. 

Vậy nên, muốn có lợi nhuận cao thì làm sao để nguồn cung nguyên liệu phải đáp ứng nhu cầu của chúng tôi. Hết công suất của chúng tôi thì tất yếu sẽ có lợi nhuận cao. Nếu không giải được bài toán đó, Minh Phú sẽ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp", đại diện ngành tôm chia sẻ.

"Chúng tôi sẵn sàn để cho bảo hiểm có lời, và lời tốt. Khi có bảo hiểm thì ngân hàng sẽ đầu tư cho người nuôi tôm", Chủ tịch Minh Phú nói.

Ông Quang cũng cho biết thêm, người nuôi tôm hiện nay phải vay với lãi suất rất lớn, thậm chí 30 - 50%/năm, vay chợ đen để nuôi tôm. Nhưng người ta vẫn lời, lợi nhuận trên 50% nếu người nào nuôi tốt. Còn ít nhất là 30%.

Theo đó, ông Quang nhận mạnh đến vấn đề trong chuỗi liên kết tôm là làm sao xây dựng được niềm tin với nhau. Doanh nghiệp phải tin người nuôi tôm và ngược lại, để cùng liên kết tạo chuỗi sản phẩm có trách nhiệm. Theo đó, sản phẩm bán tốt, thị trường rộng mở.

Phương Nam

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.