Chủ tịch Fed: 'Lạm phát là bất ngờ lớn nhất trong nền kinh tế Mỹ'
Lạm phát yếu có thể khiến Fed thêm đắn đo với việc tăng lãi suất |
Janet Yellen cho hay Ngân hàng trung ương Mỹ dự định sẽ tiếp tục tăng lãi suất dần khi đà tăng trưởng được bảo đảm vững chắc, thị trường lao động mạnh mẽ và nền kinh tế toàn cầu khỏe mạnh đẩy giá cả gia tăng. Tuy nhiên, bà vẫn thừa nhận rằng lạm phát còn đang ở mức thấp một cách kinh ngạc.
“Tôi kỳ vọng những con số ảm đạm sẽ không kéo dài, với sự tăng cường liên tục của thị trường lao động, tôi hy vọng lạm phát sẽ tăng cao hơn trong năm sau”, Yellen phát biểu hôm Chủ nhật tại Hội thảo Ngân hàng Thế giới (WB) hàng năm của Nhóm G30 ở Washington.
Chủ tịch FedJanet Yellen. (Ảnh: WSJ). |
Nhiệm kỳ của Yellen sẽ hết hạn vào tháng 2, bà được cho là nằm trong số những ứng cử viên Tổng thống Donald Trump cân nhắc cho vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Yellen đã dẫn dắt công cuộc phục hồi nền kinh tế Mỹ từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù lạm phát vẫn còn thấp hơn mục tiêu 2% của Fed. Sự phát triển này làm bối rối các nhà hoạch định chính sách trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp rớt thấp hơn mức trước khủng hoảng.
CPI theo từng tháng của Mỹ, loại trừ các yếu tố lương thực và năng lượng |
“Bất ngờ lớn nhất của nền kinh tế Mỹ trong năm nay là lạm phát”, Yellen tuyên bố trước Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Zhou Xiaochuan và Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Vitor Constancio.
Bà kỳ vọng sẽ có sự phục hồi nhưng cũng thừa nhận rằng: "lạm phát thấp của năm nay dai dẳng hơn so với các dự báo cơ bản của chúng tôi".
Sau khi loại bỏ giá thực phẩm và nhiên liệu bất ổn, lạm phát đã tăng 1,3% trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Fed. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed cũng lưu ý rằng chỉ số này sai lệch trong nhiều tháng, số liệu cuối năm có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ và biến động do trận bão ở Nam Mỹ hồi cuối mùa hè này.
Cân băng tăng lương và sản lượng
Việc làm lại vượt qua kỳ vọng của các nhà chức trách. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đã rớt xuống 4,2%, thấp nhất từ năm 2001, tỷ lệ tham gia đã cho thấy sự ổn định khi người Mỹ trở lại làm việc. Tiền lương vẫn còn tăng chậm, nhưng đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
“Để đảm bảo cân bằng, tăng trưởng lương cần ở mức độ vừa phải, phù hợp với thị trường lao động đang thắt chặt lại trước yêu cầu cải thiện sản lượng, vốn giảm sút trong những năm qua".
Bà nói: “Những rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu đã giảm đi phần nào. Các đồng sự kỳ vọng tăng trưởng tiếp tục cải thiện trong thời gian tới đây".
Nếu tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường lao động được thắt chặt sẽ đẩy lạm phát tăng lên, từ đó hỗ trợ chính sách thắt chặt của Fed thông qua tăng lãi suất và đảo ngược sự nới lỏng định lượng. Các quan chức dự kiến một sự tăng trưởng nữa trong năm 2017, giá cả gia tăng cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng động thái này sẽ đến vào tháng 12.
Các ngân hàng Trung ương đã bỏ phiếu tháng trước để giảm quy mô tài sản, Yellen lặp lại vào ngày Chủ nhật rằng họ không có ý định sử dụng việc này như một công cụ chính sách tiền tệ. “Tài sản của chúng tôi sẽ giảm dần theo dự đoán”, bà nói, tránh những động thái bên ngoài với lãi suất và các xu hướng thị trường.
Ổn định tài chính
Một số nhà chức trách của Fed quan ngại về sự ổn định tài chính như một lý do khác để tăng dần lãi suất sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục.
Dựa trên thang đo tỷ lệ giá - thu nhập, Yellencho rằng giá trị thị trường tài sản đang ở mức cao trong lịch sử, song đây không phải là điều duy nhất gây bất ổn tài chính một cách rộng rãi.
“Một nhân tố đóng vai trò quan trọng là với môi trường lãi suất thấp, các ngân hàng trung ương cũng như những người tham gia thị trường đã và đang thay đổi quan điểm của chúng tôi về diễn biến lãi suất trong dài hạn”, bà nói.