Nhóm phân tích ACBS cho rằng nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với một vị thế không có nhiều thuận lợi từ môi trường vĩ mô thế giới ngày càng trở nên kém ổn định. VN-Index được dự báo dao động 1.240 - 1.420 điểm trên nền thanh khoản tăng 15% so với bình quân năm 2024.
Theo SGI Capital, định giá thị trường Việt Nam hiện không hấp dẫn nhiều hơn các thị trường khác dù phần lớn vốn hóa thuộc nhóm có rủi ro chu kỳ cao như ngân hàng, tài chính, và bất động sản. Bởi vậy, kỳ vọng dòng vốn ngoại quay lại mua ròng trong 2025 sẽ khó khả thi nếu định giá chưa đủ rẻ và rủi ro tỷ giá vẫn hiện hữu.
Theo các chuyên gia, một số nhóm ngành được kỳ vọng thu hút dòng tiền đầu tư thời gian tới kể đến tiêu dùng, bán lẻ, ngân hàng, công nghệ thông tin, đầu tư công…
Tại báo cáo triển vọng tín nhiệm 2025, VIS Rating cho rằng các công ty chứng khoán liên kết với ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận bằng cách tận dụng nền khách hàng và hỗ trợ vốn liên tục từ ngân hàng, khi các công ty này đóng vai trò ngày càng tăng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
SSI Research cho rằng mức định giá của nhóm ngành bất động sản nhà ở đang khá hấp dẫn cho việc nắm giữ dài hạn, vì thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025.
SSI Research dự phóng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 đạt 16,4%, cải thiện từ mức 13,2% của năm 2024. Chủ đề đầu tư năm nay xoay quanh một số nhóm ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản nhà ở, công nghệ thông tin, bán lẻ.
Nhóm chuyên gia dự báo sức mua trong năm 2025 sẽ tập trung tại thị trường “dẫn sóng” là các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương và một số thị trường “theo sóng” là các đô thị vệ tinh của các tỉnh thành “dẫn sóng”.
Dù tăng trưởng cao trong năm 2024, song lượng khách quốc tế đến Việt Nam mới chỉ đạt 97,8% mục tiêu 18 triệu lượt khách và chỉ bằng 97,6% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19. Vì vậy, mục tiêu 22-23 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay là rất thách thức.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công & Quản lý Fulbright dự báo tác động từ vĩ mô toàn cầu đến Việt Nam sẽ tương đối thách thức.
Cuộc chiến thương mại tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ thử thách niềm tin của các nhà đầu tư vào cổ phiếu châu Á trong năm nay, dù các gói kích thích kinh tế của Bắc Kinh vẫn sẽ là mối quan tâm hàng đầu.
Tại báo cáo chiến lược đầu tư năm, đa phần công ty chứng khoán nghiêng về kịch bản tích cực cho thị trường chứng khoán trong 2025. Theo đó, VN-Index được dự báo vượt 1.300 điểm và hướng đến ngưỡng 1.400 điểm, thậm chí 1.500 điểm.
FIDT dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành năm 2025 đạt 16%, với mức đánh giá thận trọng. Điều này dẫn đến mục tiêu VN-Index vào cuối năm 2025 nằm trong khoảng 1.300 - 1.500 điểm.
Sự phục hồi cũng như đà tăng giá của bất động sản là bền vững hay chỉ là yếu tố kỹ thuật trong ngắn hạn; dòng tiền sẽ dịch chuyển về đâu; nhà đầu tư cá nhân nên ưu tiên đầu tư vào tài sản thực là bất động sản hay là cổ phiếu; cổ phiếu bất động sản còn tiềm năng tăng trưởng không... Những nội dung này sẽ được các chuyên gia phân tích, dự báo trong chương trình Data Talk | The Catalyst Số 04.