Quá trình tái cấu trúc ngân hàng đang bước vào giai đoạn 2, cũng là giai đoạn mà nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý triệt để nợ xấu; nâng cao năng lực quản trị của các TCTD; từng bước xử lý sở hữu chéo; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các NHTM.
Trong năm, đã xử lý khoảng 70.000 tỷ đồng nợ xấu, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 42,3%, phát mãi tài sản chiếm 2,3%.
Báo cáo tại hội nghị toàn ngành hôm qua (9/1), Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, nợ xấu hệ thống đã giảm khá mạnh trong năm 2017.
Trong năm 2017, các TCTD có xu hướng hạn chế chuyển nợ sang VAMC, đồng thời đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro và các hình thức khác.
Khi năm tài chính sắp kết thúc, các ngân hàng đang trở nên ráo riết hơn trong việc thu hồi các khoản nợ, đặc biệt là những khoản nợ xấu với mong muốn chạy về đích các chỉ tiêu kinh doanh năm.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Nhiều chính sách, cơ chế đặc thù cho xử lý nợ xấu đã được ban hành nhưng việc xử lý nợ xấu vẫn chưa đạt kỳ vọng khi thiếu thị trường mua bán nợ công khai, minh bạch. Do đó, phát triển thị trường mua bán nợ là yêu cầu cấp thiết với Việt Nam hiện nay.
Việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao nhiều khả năng sẽ đi kèm với sự quay trở lại của một đợt tăng nợ xấu trong khi việc xử lý chúng đang gặp nhiều khó khăn là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới.
Theo ước tính của HSC, toàn hệ thống còn khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu vẫn chưa được xử lý, bao gồm 46 nghìn tỷ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, 216 nghìn tỷ trái phiếu VAMC và 137 tỷ đồng nợ xấu tiềm ẩn.