Kết thúc quý III, bức tranh nợ xấu của các ngân hàng đang dần lộ rõ qua báo cáo tài chính (BCTC) được công bố hàng loạt trong thời gian vừa qua. Thống kê cho thấy có đến 11/16 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trong 9 tháng qua.
Tăng trưởng tín dụng nhanh trong 3 quý đầu năm là một nguyên nhân dẫn đến tổng nợ xấu của BIDV tăng gần 20% với 17.245 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 2%.
Hiện nay, xử lý nợ xấu mới chỉ xử đầu cầu bên này là ngân hàng. Để giải quyết thì phải giải quyết tổng thể chứ không phải xử lý một đầu cầu là ngân hàng, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank nói.
Chưa khi nào "chợ" mua bán nợ lại sôi nổi như thời gian gần đây, các ngân hàng ồ ạt đăng tải những thông tin đấu giá, thu giữ tài sản bảo đảm cho hàng trăm khoản nợ xấu.
Đây là Dự án thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Y tế Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584, hai công ty có khoản nợ xấu gần 1.100 tỷ đồng tại BIDV.
Tính từ 2013 đến thời điểm 15/9/2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.108 khoản nợ của 16.197 khách hàng tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 296.550 tỷ đồng, giá mua nợ là 266.543 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 7/2017, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ở mức là 2,51% tăng nhẹ so với mức cuối năm 2016 là 2,46% và thấp hơn so với mức 2,55% cuối năm 2015. Tổng số nợ xấu xử lý được trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 46,03 nghìn tỷ đồng.
Bộ luật về mất khả năng thanh toán và phá sản (IBC) được duyệt trong năm 2015 và có hiệu lực trong năm 2016 là bước ngoặt trong quá trình xử lý nợ xấu của Ấn Độ. Quy định này đã nhận được thái độ phản hồi rất tích cực và khả quan của các chủ nợ và người đi vay.
Mặc dù đạt được những bước đầu trong việc xử lý nợ xấu nhưng do giá trị nợ xấu hiện tại và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu còn lớn, gây rủi ro an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD. Cơ chế và chính sách về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ.
Những nỗ lực của các nhà chức trách Việt Nam trong việc thúc đẩy tốc độ giải quyết các khoản nợ xấu có thể giúp giải quyết các vấn đề về chất lượng tài sản, điều gây khó khăn cho việc xếp hạng sức mạnh độc lập của các ngân hàng.
Theo phân công mới đây của Thủ tướng Chính phủ, NHNN được giao nhiệm vụ soạn thảo thông tư hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành soạn thảo các dự thảo các văn bản có liên quan.
Sau khi Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15-8, thị trường hình thành nhiều "chợ" mua - bán nợ xấu theo hướng thuận mua vừa bán.