|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vẫn còn nỗi lo nợ xấu

10:36 | 26/09/2017
Chia sẻ
Mặc dù đạt được những bước đầu trong việc xử lý nợ xấu nhưng do giá trị nợ xấu hiện tại và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu còn lớn, gây rủi ro an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD. Cơ chế và chính sách về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ.

Ngày 26/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hợp tác cùng với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo: “Xử lý nợ xấu tại Việt Nam: giảm thiểu rủi ro trong ngành ngân hàng và cải thiện sự phát triển của nền kinh tế”.

van con noi lo no xau

Mở đầu hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Phi Lân - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ giám sát An toàn hoạt động Ngân hàng (Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng - NHNN) đã trình bày những ý kiến của NHNN về những kết quả đạt trong giai đoạn tái cơ cấu và xử lý nợ xấu 2011 – 2015 và mục tiêu của giai đoạn hiện nay từ 2016 – 2020.

Trong giai đoạn trước, công tác xử lý nợ xấu của các TCTD đã đạt được bước đầu thành công. Nợ xấu được kiềm chế, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cuối nămm 2015 được đưa về mức 2,55% tổng dư nợ tín dụng. VAMC đã phát huy được chức năng của mình trong việc phân bổ chi phí nợ xấy, hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp. Qua đó, góp phần xử lý nợ xấu và thúc đẩu tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Tuy bước đầu thực hiện đã có nhiều kết quả khả quan nhưng do giá trị nợ xấu hiện tại và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu còn lớn, điều đó gây rủi ro đối với sự an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD. Hơn nữa, cơ chế và chính sách về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ.

Đề án giai đoạn mới được đặt ra với mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường. Mục tiêu trên được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững ổn định, an toàn hệ thống, giảm số lượng TCTD yếu kém để có số lượng các TCTD phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản.

Đồng thời, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD xuống dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém đã được phê duyệt phương án xử lý).

Về xử lý nợ xấu, mục tiêu được NHNN đặt ra là duy trì nợ xấu ở mức án toàn, phát huy vai trò của VAMC, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của VAMC, kết hợp xử lý nợ xấu với triển khai phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Bên cạnh đó, cũng tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý để xử lý nợ và phát triển thị trường mua bán nợ.

Cụ thể hơn, ông Lân cũng đưa ra những giải pháp xử lý nợ xấu theo đề án 1058 như: tăng vốn điều lệ của VAMC lên 10.000 tỷ đồng; thành lập các Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu của các TCTD; xử lý các khoản nợ liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu theo chương trình dự án của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Cũng trong thời gian qua, NHNN đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luật, quy định về giám sát hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, NHNN cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương liên quan để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Diệp Bình

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.