Trong 26 đơn vị báo lãi trên nghìn tỷ quý IV/2022 có 12 ngân hàng, duy nhất một doanh nghiệp bất động sản, 3 đại diện từ nhóm dầu khí, 3 doanh nghiệp phân bón và hoá chất, còn lại là các đơn vị bán lẻ, hàng tiêu dùng, công nghệ, hàng không,...
Theo số liệu từ FiinPro, có khoảng 251 doanh nghiệp thua lỗ quý IV/2022 trong tổng gần 1.000 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính. Những quý trước, Vietnam Airlines đã nhiều quý đứng đầu trong nhóm những doanh nghiệp thua lỗ đậm nhất trên sàn song đến quý IV/2022, vị trí này đã thuộc cho một công ty khác trên HOSE.
Trong quý IV/2022, Vietjet ghi nhận doanh thu thuần 11.807 tỷ đồng, tăng 323% so với quý IV/2021. Cả năm vừa qua, Vietjet lỗ sau thuế 2.171 tỷ đồng. Đây là năm thua lỗ đầu tiên trong lịch sử công ty.
Năm 2022, VNG lỗ sau thuế hơn 1.315 tỷ đồng, mức kỷ lục của công ty kể từ khi công bố thông tin. Dù vậy, hết năm 2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VNG vẫn còn hơn 5.311 tỷ đồng.
Khoản trích lập dự phòng hơn 3.041 tỷ trong riêng quý IV/2022 khiến Viettel Global lỗ kỷ lục trong quý này đồng thời cũng là doanh nghiệp lỗ lớn thứ hai trên sàn chứng khoán.
Sự suy yếu của thị trường và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bất động sản đã được phản ánh rõ nét trên báo cáo tài chính quý IV, khi nhiều doanh nghiệp lỗ ròng hàng trăm tỷ đồng.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.