Indonesia đặt mục tiêu thành trung tâm sản xuất pin xe điện toàn cầu, Thái Lan tham vọng là trung tâm sản xuất xe điện ở Đông Nam Á để thu hút đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này của Việt Nam vẫn khiêm tốn.
Theo chuyên gia kinh tế GS. Nguyễn Mại, sau việc nâng cấp quan hệ với Mỹ, dòng vốn đầu tư sẽ đổ mạnh vào Việt Nam, không chỉ tăng thêm vài tỷ USD mà có thể lên tới hàng chục tỷ USD trong năm 2024.
Tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ.
Theo KBSV, việc duy trì sự gia tăng trong số lượng dự án cũng cho thấy các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào Việt Nam đang dần hồi phục và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo các chuyên gia tại đây, lĩnh vực sản xuất chiếm phần lớn vốn FDI, mang lại niềm hy vọng Việt Nam có thể tiến lên trong chuỗi giá trị, chuẩn bị cho một giai đoạn phục hồi mạnh mẽ khi chu kỳ thương mại đổi chiều.
Dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã sụt giảm đáng kể từ sau năm 2022 đến nay. Trong ngắn hạn, thanh khoản trở nên kém sôi động do các yếu tố như nhà đầu tư chuyển sang kênh khác, khối ngoại bán ròng, thị trường chưa có nhiều động lực hấp dẫn, thiếu “sóng” cổ phiếu bất động sản...