|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chốt xử lý ngân hàng yếu, tiếp đến là quỹ tín dụng nhân dân

11:47 | 21/07/2017
Chia sẻ
Ngoài các ngân hàng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hướng trọng tâm xử lý sang cả quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
chot xu ly ngan hang yeu tiep den la quy tin dung nhan dan
Chốt xử lý ngân hàng yếu, tiếp đến là quỹ tín dụng nhân dân

Hoạt động tái cơ cấu TCTD: Nhiều tích cực…

Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (NHNN) cho biết, kết quả thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” (ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012) cùng Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” là khả quan.

Cụ thể, các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tiền gửi của người gửi tiền được bảo đảm. Đồng thời, hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, chủ yếu sử dụng các nguồn lực của xã hội và không sử dụng trực tiếp ngân sách nhà nước.

Số lượng TCTD đã giảm được khoảng 22 đơn vị. Bên cạnh đó, sở hữu chéo, đầu tư chéo, tình trạng cổ đông lớn thao túng ngân hàng cũng được xử lý; đặc biệt, chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng của các TCTD đã được cải thiện và xử lý nợ xấu đã đạt được kết quả khả quan, nhất là nỗ lực tự xử lý nợ xấu.

Về việc xử lý các TCTD yếu kém, thông tin từ NHNN cho biết: Thứ nhất, NHNN tiếp tục tăng cường kiểm soát, tái cơ cấu, giám sát chặt chẽ hoạt động của 3 ngân hàng mua bắt buộc (Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu) và Ngân hàng Đông Á.

Theo đó, tập trung vào việc xử lý các vấn đề về thanh khoản, nghiên cứu phương án các nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu ngân hàng; kịp thời xử lý các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc phát sinh của các ngân hàng này trong quá trình hoạt động. NHNN đã trình Chính phủ và Bộ Chính trị phương án xử lý đối với 4 ngân hàng này.

Đến nay, các ngân hàng mua bắt buộc mặc dù còn nhiều tồn tại, khó khăn, nhưng đã đạt được một số kết quả bước đầu như bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành được thay đổi, kiện toàn và củng cố một bước; thanh khoản được cải thiện, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng; lỗ kinh doanh có xu hướng giảm dần; tập trung phân loại và xử lý thu hồi được một phần nợ xấu.

Riêng với Ngân hàng Đông Á, sau khi được kiểm soát đặc biệt, bộ máy quản trị, điều hành của ngân hàng này đã bước đầu được củng cố, ngăn chặn được tình trạng suy giảm thanh khoản, cũng như nguy cơ đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.

Thứ hai, NHNN tăng cường theo dõi, giám sát các ngân hàng TMCP hình thành sau sáp nhập, hợp nhất, ngân hàng yếu kém giai đoạn trước, chỉ đạo các ngân hàng này xây dựng đề án/phương án tái cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo nhằm khắc phục triệt để những tồn tại, yếu kém chưa xử lý dứt điểm trong giai đoạn 2011-2015.

Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo việc tăng cường, củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, xây dựng lộ trình xử lý dứt điểm các quỹ yếu kém và đã trình Chính phủ phương án xử lý các quỹ yếu kém, không có khả năng phục hồi để trình Bộ Chính trị.

Thứ tư, tiếp tục triển khai xử lý các TCTD phi ngân hàng yếu kém; chủ động phối hợp với các bộ/ngành chủ quản của các tập đoàn/tổng công ty là chủ sở hữu của các tổ chức này chỉ đạo các đơn vị triển khai cơ cấu lại (theo hướng tìm kiếm đối tác tham gia cơ cấu lại hoặc xử lý phá sản).

… song cũng không ít hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, theo ông Đoàn Thái Sơn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: Hiệu quả kinh doanh chưa cao do hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, áp lực xử lý nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro lớn dẫn đến tình hình tài chính của nhiều TCTD gặp khó khăn, nhiều TCTD có kết quả kinh doanh thua lỗ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã kiểm soát ở mức dưới 3%, nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô do khâu xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết, đặc biệt là bất cập trong các quy định của pháp luật. Vướng mắc này đã ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi, xử lý TCTD yếu kém. Hơn thế, việc xử lý các TCTD yếu kém gặp nhiều khó khăn do khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập…

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc NHNN kiến nghị, đề xuất với Chính phủ: “Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với NHNN trong việc triển khai thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020"; sớm phê duyệt Đề án xử lý 3 ngân hàng mua lại bắt buộc, Ngân hàng Đông Á và các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, không có khả năng phục hồi".

chot xu ly ngan hang yeu tiep den la quy tin dung nhan dan Thủ tướng đề xuất Ngân hàng Nhật mua ngân hàng yếu kém tại Việt nam

Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề Ngân hàng Senshu Ikeda có thể tham gia mua lại ...

chot xu ly ngan hang yeu tiep den la quy tin dung nhan dan 'Sợ' xử lý ngân hàng yếu kém, không ít cán bộ xin thôi việc

Có không ít cán bộ đã xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ...

chot xu ly ngan hang yeu tiep den la quy tin dung nhan dan Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Nắm bắt cơ hội, xử lý dứt điểm

NHNN đã có những bước tiến triển trong việc thực hiện các chính sách như siết chặt phân loại nợ xấu, tăng cường dự phòng ...

Hồng Dung