|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cho vay ngang hàng - 'Cánh cửa' mới cho những người khó vay ngân hàng

08:32 | 14/07/2018
Chia sẻ
Cho vay ngang hàng đang là một mô hình kinh doanh nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa được pháp luật công nhận và không có một hành lang pháp lý điều chỉnh nên hoạt động này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro cho những người tham gia.
cho vay ngang hang canh cua moi cho nhung nguoi kho vay ngan hang 7 yếu tố thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng mặc dù cho vay giảm trong 6 tháng đầu năm
cho vay ngang hang canh cua moi cho nhung nguoi kho vay ngan hang Cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Cho vay ngang hàng - Peer to Peer (P2P) là một dạng kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực cho vay bắt đầu phổ biến trên thế giới và Việt Nam trong một vài năm gần đây.

Nếu như Grap, Uber giúp kết nối giữa người có phương tiện giao thông rảnh dỗi với người có nhu cầu di chuyển thì P2P tạo ra một hệ thống mà người cho vay và người đi vay có thể trực tiếp liên lạc và thỏa thuận với nhau, công ty ở quản lý P2P sẽ ở giữa chấm điểm tín dụng từng khách hàng và thu phí kết nối.

cho vay ngang hang canh cua moi cho nhung nguoi kho vay ngan hang
Mô hình cho vay ngang hàng

Mô hình này xuất hiện lần đầu tại Anh và nhanh chóng phát triển ở các nước trên thế giới. Theo một thống kê, trong năm 2015, tổng dư nợ cho vay thông mô hình này trên toàn cầu lên tới 64 tỷ USD và dự đoán con số này có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD trong năm 2025.

Mặt khác, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), trong năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng 79% người dân không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Do đó, sự ra đời của mô hình cho vay ngang hàng hứa hẹn sẽ là một hình thức cấp tín dụng mới nhằm hạn chế tình trạng tín dụng đen đang nở rộ và giúp những người có nhu cầu về vốn nhưng không thể tiếp cận được với ngân hàng.

Nắm bắt được xu hướng đó, trong thời gian qua, đã có hàng loạt các công ty cho vay theo mô hình P2P đã được ra đời và nhanh chóng thu hút được một lượng lớn khách hàng. Cụ thể, theo số liệu trên website Công ty TIMA - một trong những công ty lớn nhất trong hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam cho thấy, tuy mới chỉ bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này từ năm 2015 nhưng tổng số tiền giải ngân của công ty này đã lên tới hơn 34.425 tỷ đồng; số người đăng ký vay vào khoảng 1.660.761 người và số người tham gia cho vay là 16,161 người…

Tăng trưởng nhanh chóng và đầy tiềm năng như vậy nhưng hiện tại ở Việt Nam, pháp luật chưa công nhận hình thức cho vay này. Chính vì vậy, tính pháp lý của các giao dịch điện tử vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Trao đổi với vnews, ông Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng Tư vấn Chiến lược công nghệ mới cho ngành ngân hàng cho biết “Khi phát sinh tranh chấp trong hoạt động cho vay ngang hàng thì chúng ta không có một khung pháp lý để điều chỉnh. Đó là một trong những rủi ro mà những người khi tham gia vào hoạt động này sẽ phải đối mặt”.

Mặt khác, ông cũng khuyến nghị các thành viên tham gia cần tìm hiểu thật kỹ các điều khoản về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan khi bước vào một lĩnh vực không có một hành lang pháp lý bảo vệ.

Xem thêm

Quốc Thụy