|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chìa khóa nào cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm?

11:44 | 04/09/2020
Chia sẻ
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong nước, quốc tế, khu vực và đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Thông tin từ Báo Chính phủ, sáng nay vừa diễn ra phiên họp Chính phủ thường kì tháng 8, thảo luận về các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ người lao động.

Chìa khóa nào cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại phiên họp (Ảnh: VGP).

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong và ngoài nước, đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.

Cảnh báo khó khăn thách thức đang chờ đợi

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dự báo trong các tháng tiếp theo, nền kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như suy giảm tăng trưởng do những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thêm vào đó, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp hơn. Ngoài ra, tâm lí tiêu dùng còn chưa ổn định nên sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến qui mô tiêu dùng.

Rủi ro từ suy giảm thương mại toàn cầu và thiệt hại kinh tế đáng kể do dịch COVID-19 ở các đối tác thương mại chủ chốt, khả năng thâm hụt tài khóa cao hơn dẫn tới gia tăng nợ công và rủi ro từ hệ thống ngân hàng cũng là những yếu tố thách thức đối với nền kinh tế hiện tại.

Kiên định với mục tiêu kép, cố gắng vượt qua "bẫy kinh tế COVID-19"

Theo Bộ trưởng, dù những khó khăn kinh tế trong và ngoài nước đang diễn ra phức tạp, Chính phủ vẫn kiên định với “mục tiêu kép” đẩy lùi dịch bệnh an toàn gắn với phát triển kinh tế, bảo đảm vận hành bình thường và không để xảy ra đứt gãy nền kinh tế.

Để vượt qua “bẫy kinh tế COVID-19”, Bộ trưởng cho rằng nước ta cần thúc đẩy nội lực của chính nền kinh tế.

Thúc đẩy nội lực bao gồm chủ động nguồn cung đối với những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, đồng thời duy trì được nguồn thu từ xuất khẩu nông sản tới những quốc gia đang đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực, mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm kiếm khách hàng mới. 

Bộ trường đề nghị cần tiếp tục giữ dư địa tài khóa để triển khai các gói hỗ trợ và kích thích kinh tế ở thời điểm phù hợp. Đồng thời tận dụng thị trường tiêu thụ trong nước và tâm thế vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp trong nước để vượt qua bẫy kinh tế.

Chìa khóa tăng trưởng kinh tế: Tập trung vào giải ngân vốn đầu tư công

Về hai kịch bản tăng trưởng năm 2020 được dự báo từ đầu năm, Bộ trưởng cho rằng dịch COVID-19 quay trở lại đã ảnh hưởng tới tất cả các khu vực kinh tế, chưa có thời gian để hồi phục.

Chìa khóa nào cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm? - Ảnh 2.

Chính phủ cần thúc đẩy hơn nữa việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, vừa giúp kích cầu nền kinh tế, vừa giúp tiêu thụ nguyên vật liệu và giải quyết vấn đề việc làm. (Ảnh tư liệu: Minh Hằng).

Bộ trưởng khẳng định, để tăng trưởng năm 2020 ở mức dương và đạt kết quả cao nhất có thể, cần tiếp tục triển khai thực hiện kết hợp với xây dựng thêm những giải pháp mạnh, quyết liệt hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội người dân và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị cần đặc biệt quan tâm thúc đẩy hơn nữa việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. 

Bởi việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, vừa giúp kích cầu nền kinh tế, vừa giúp tiêu thụ nguyên vật liệu và giải quyết vấn đề việc làm. 

Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, có tác động lan tỏa còn giúp nước ta tạo nền tảng tăng trưởng bền vững trong tương lai, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng cho rằng các chính sách chủ trương tương đối toàn diện và đúng đối tượng. Tuy nhiên, một số chủ trương đến nay đã hết hạn hoặc chưa phát huy tác dụng trên thực tế, thủ tục phức tạp.

Để đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành liên quan xây dựng dự thảo báo cáo về các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ khắc phục các khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định xã hội trong tình hình hiện nay.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.