|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chế tác đồ handmade từ phế liệu, chàng trai đồng tính không tốn một xu cho marketing

06:52 | 20/06/2018
Chia sẻ
Từ những phế liệu như bóng đèn, mảnh gỗ, một chàng trai đồng tính tạo ra những sản phẩm handmade độc đáo, với giá có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

Nguyễn Quang Huy sinh năm 1996, vừa tốt nghiệp Khoa Thiết kế đồ họa, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Anh từng đạt giải Nhất cuộc thi “Thiết kế sản phẩm thủ công sáng tạo lần thí I – 2015”, giải Nhì “Cuộc thi sáng tác các ấn phẩm lưu niệm tuyên truyền về biển đảo quê hương với chủ đề Trường Sa xanh”.

Bỏ vốn bằng việc nhặt phế liệu

Trong ngày hội chợ tân sinh viên, Huy làm một vài món đồ để bày bán cho vui, nhưng không ngờ nhiều người yêu thích và đặt hàng sản phẩm.

Số lượng đơn đặt hàng tăng dần sau vài tháng, Huy bắt đầu cảm thấy anh có năng khiếu với nghề và quyết tâm khởi nghiệp với đồ handmade.

che tac do handmade tu phe lieu chang trai dong tinh khong ton mot xu cho marketing
Nguyễn Quang Huy đang tỉ mẩn làm những sản phẩm handmade. Ảnh: Thanh Xuân

Mọi sản phẩm handmade do Huy làm rất đẹp, bắt mắt và có tính thẩm mỹ cao. Nhưng chẳng ai biết anh tạo ra chúng từ phế liệu, chai, lọ, bóng đèn mà anh nhặt được.

Những ngày đầu khởi nghiệp, Huy gặp khó khăn khi gia đình không ủng hộ anh theo con đường này. “Bố mẹ tôi cho đó là việc làm ngớ ngẩn, mất thời gian và sẽ ảnh hưởng đến việc học. Nhưng tôi vẫn âm thầm làm đến cùng, dù họ có ngăn cản và thu nhập ít ỏi vào những ngày đầu”, anh kể.

Để bán sản phẩm. Huy đến các chợ đêm vào 3 ngày cuối tuần, từ 7h tối cho đến 1h sáng hôm sau, liên tục trong 6 tháng. “Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất. Tôi vừa đi học, vừa làm đồ, vừa bán hàng. Đôi lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng rồi vẫn cố gắng làm tiếp”.

che tac do handmade tu phe lieu chang trai dong tinh khong ton mot xu cho marketing
Thuyền trong lọ, trong bóng đèn, vòng tay là những sản phẩm handmade chủ yếu mà Huy sáng tạo. Thuyền trong bóng đèn được bán với giá 150 nghìn/sản phẩm; thuyền trong lọ được bán 250 nghìn/sản phẩm. Ảnh: Thanh Xuân

Sau khi vượt qua khó khăn ban đầu, Huy có khoản thu nhập 10 triệu một tháng khi còn là sinh viên năm 2.

Thu nhập 25 triệu đồng/tháng nhưng không mất một đồng cho marketing

Năm 2015, nhiều người biết tới sản phẩm nên Huy thành lập một fanpage trên Facebook với tên gọi Han Design. Từ đó, số lượng khách hàng của Huy ngày càng tăng. Hiện tại, page của anh có hơn 10 nghìn lượt theo dõi. Nhiều lúc Huy nhận đơn đặt hàng lên đến hơn 1.000 sản phẩm. Dù vậy, anh vẫn không mất một đồng nào cho chi phí quảng cáo trên Facebook hay Google.

“Tôi không mất chi phí cho quảng cáo bởi những sản phẩm của tôi cực kỳ chất lượng. Đó là những sản phẩm do tôi tự thiết kế và làm hoàn toàn thủ công. Mỗi sản phẩm là một mẫu khác nhau. Có lẽ vì thế nên khách hàng hài lòng, họ bảo nhau và tự tìm đến tôi”, Huy nói.

Ngoài ra, Huy còn chăm sóc khách hàng rất tỉ mỉ. Nếu sản phẩm có hỏng hay lỗi, khách hàng có thể yêu cầu Huy sửa. Dù phân khúc khách hàng khá đa dạng nhưng anh vẫn có thể “chiều” những khách hàng khó tính nhất.

che tac do handmade tu phe lieu chang trai dong tinh khong ton mot xu cho marketing
Chiếc thuyền “ngọc trai đen” là sản phẩm công phu của Huy được bán với giá 16 triệu. Ảnh: Thanh Xuân

Vài năm gần đây, thị trường đồ handmade đang ngày càng phát triển nhưng Huy luôn tự tin với những sản phẩm anh làm ra. “Các xưởng thường làm sản phẩm hàng loạt nên tính đại trà rất cao. Nhưng dòng handmade cần sự khác biệt và độc đáo. Những sản phẩm handmade từ Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam, song chất lượng không cao. Sản phẩm của tôi cá biệt, độc đáo và chất lượng nên khách hàng sẽ tin tưởng”, Huy lập luận.

Chàng cử nhân thu nhập 20 – 25 triệu đồng/tháng nhờ làm đồ handmade dù đây chỉ là nghề tay trái của anh. Với mỗi sản phẩm, anh thu về 90 % lợi nhuận. Trong tương lai, Huy muốn mở một lớp dạy trẻ làm đồ handmade để truyền nghề và rèn luyện tính cẩn thận cho các em.

Xem thêm

Thanh Xuân

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.