|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Châu Âu thay đổi phương pháp tính biên độ phá giá, trợ cấp với hàng nhập khẩu

16:50 | 10/10/2017
Chia sẻ
Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 3/10 thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) liên quan đến thay đổi quy định pháp luật về chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu.
chau au thay doi phuong phap tinh bien do pha gia tro cap voi hang nhap khau
Ảnh minh họa

Luật mới về phương pháp tính biên độ phá giá, trợ cấp với hàng hóa nhập khẩu dự kiến ​​sẽ có hiệu lực trước tháng 12 năm 2017, Cục Quản lý Cạnh tranh trích thông cáo của EC cho biết.

Những thay đổi này cho phép công cụ phòng vệ thương mại của châu Âu ứng phó với các vấn đề hiện tại, đặc biệt là tình trạng dư thừa công suất, trong thương mại quốc tế, mà vẫn đảm bảo tôn trọng đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của Liên minh châu Âu (EU) trong khuôn khổ pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Những thay đổi trong quy định về điều tra chống bán phá

EC thay đổi các quy định liên quan đến việc xác định trị giá thông thường trong trường hợp có sự bóp méo thị trường. Theo đó, EC sẽ không tiếp tục phân chia các nước ra thành nước có nền kinh tế thị trường (ME) và phi thị trường (NME) để làm cơ sở xác định trị giá thông thường như quy định hiện hành, mà sẽ chỉ phân loại thành nước thành viên WTO và nước không phải thành viên WTO.

Với các nước Thành viên WTO, trị giá thông thường được xác định trên cơ sở giá nội địa của sản phẩm tương tự hoặc trên cơ sở trị giá thông thường tự xây dựng.

Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp giá hoặc chi phí nội địa không cung cấp cơ sở hợp lý để xác định trị giá thông thường, do giá hoặc chi phí này bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của chính phủ. Khi đó, giá thông thường sẽ được xây dựng trên cơ sở chi phí sản xuất và kinh doanh mà phản ánh đúng giá hoặc các ngưỡng chuẩn không bị bóp méo, bao gồm giá, chi phí hoặc ngưỡng chuẩn quốc tế mà không bị bóp méo, hoặc chi phí sản xuất và bán hàng tương ứng ở một nước đại diện thích hợp với trình độ phát triển kinh tế tương đương với nước xuất khẩu đang bị điều tra.

Với các nước không phải là Thành viên WTO, và các nước được coi là nước thứ ba được liệt kê tại Phụ lục I Quy định 2015/755 của EU (bao gồm 6 nước: Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan, Uzbekistan), trị giá thông thường sẽ được xác định thông qua phương pháp nước thay thế (analogue country methodolody), vốn là phương pháp hiện hành đang được áp dụng với các nước NME.

Theo đó, trị giá thông thường sẽ được xác định trên cơ sở giá hoặc trị giá xây dựng ở một nước kinh tế thị trường thứ ba, hoặc giá từ một nước thứ ba sang các nước khác, bao gồm cả EU. Trong trường hợp việc sử dụng các trị giá này không khả thi, EC sẽ dựa trên bất cứ cơ sở hợp lý nào, bao gồm giá thực trả hoặc phải trả tại EU cho sản phẩm tương tự, có điều chỉnh cho hợp lý và bổ sung biên độ lợi nhuận phù hợp nếu cần thiết.

Những thay đổi trong quy định điều tra chống trợ cấp

Cụ thể, EC quy định bất cứ chương trình trợ cấp mới nào được phát hiện trong quá trình điều tra vụ việc cũng có thể bị điều tra và biên độ trợ cấp của các chương trình này sẽ được tính gộp vào mức thuế suất áp dụng cuối cùng.

Vấn đề "bóp méo thị trường"

Đối với vấn đề “bóp méo” thị trường, EC sẽ xem xét một số tiêu chí, như chính sách và ảnh hưởng của chính phủ, sự hiện diện rộng rãi của các doanh nghiệp nhà nước, sự phân biệt đối xử có lợi cho các doanh nghiệp trong nước và sự thiếu độc lập của ngành tài chính.

Các điều tra viên EU sẽ sử dụng một phương pháp khác để tính toán biên độ phá giá trong trường hợp phát hiện các bóp méo "đáng kể" trên thị trường. Phương pháp tính dựa vào chi phí và giá cả quốc tế thay vì sử dụng số liệu do công ty đang bị điều tra cung cấp. Phương pháp này sẽ thay “phương pháp nước thay thế” hiện đang được áp với các nền kinh tế NME theo luật của EU.

Ngoài ra, EC có thể dự thảo báo cáo đối với các quốc gia hoặc lĩnh vực mà trong đó cơ quan này xác định tồn tại tình trạng “bóp méo” thị trường. Bằng chứng thu thập được trong các báo cáo này sẽ được sử dụng cho các cuộc điều tra trong tương lai. Khi nộp đơn khiếu nại, ngành công nghiệp nội địa sẽ có thể dựa vào các báo cáo đó của EC để chứng minh có tồn tại tình trạng “bóp méo” thị trường.

Các quy định mới sẽ chỉ áp dụng cho các vụ việc điều tra được khởi xướng sau khi Luật mới này bắt đầu có hiệu lực. Luật này cũng đảm bảo một giai đoạn chuyển tiếp trong đó tất cả các biện pháp chống bán phá giá hiện đang được áp dụng cũng như các cuộc điều tra đang diễn ra sẽ vẫn tuân theo pháp luật cũ.

Trước đó, ngày 9/11/2016, EC đã đệ trình dự thảo phương pháp mới để tính toán biên độ phá giá cho các nước xuất khẩu mà ở đó có sự bóp méo thị trường đáng kể, hoặc chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế.

chau au thay doi phuong phap tinh bien do pha gia tro cap voi hang nhap khau Luật phòng vệ thương mại hiện hành của Việt Nam trói buộc doanh nghiệp như thế nào?

Với hệ thống văn bản pháp luật về phòng vệ thương mại hiện hành, doanh nghiệp Việt Nam dù chịu thiệt hại lớn vẫn rất ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vũ Thắng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.