|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chấp nhận trả giá thuê mặt bằng cao hơn Thế giới di động, tại sao FPT Retail lại làm như vậy?

14:15 | 24/10/2021
Chia sẻ
FPT Retail đánh giá cao mặt bằng vừa thuê được và mức giá hợp lý mà chuỗi bỏ ra.

Theo chia sẻ của ông Trần Kỷ Mùi, từng là đối tác cho CTCP đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) thuê mặt bằng tại Thị xã An Nhơn, Bình Định, đã chấp nhận lời đề nghị thuê lại mặt bằng của hệ thống nhà thuốc Long Châu, thuộc CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã: FRT). 

"Tôi chấp nhận mất hai tháng tiền thuê nhà là 50 triệu đồng để hủy hợp đồng với Thế Giới Di Động. Ngay lập tức có người đàm phán thuê lại cho nhà thuốc Long Châu với mức giá cao hơn 20%", ông Mùi nói với báo Người Lao Động

Trước đó, Thế Giới Di Động (TGDĐ) đã đưa ra văn bản thông báo giảm 70% tiền thuê nhà và chỉ thanh toán cho ông Mùi tiền thuê của ba tháng 9, 10, 11 là hơn 24 triệu đồng, vì lý do dịch bệnh. Theo tiết lộ từ chủ nhà, mỗi quý, TGDĐ phải trả 75 triệu đồng tiền thuê mặt bằng.

Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều cửa hàng phải trả mặt bằng hoặc xin giảm tiền thuê thì việc FPT Retail đưa ra mức giá cao hơn dành cho mặt bằng từng được TGDĐ thuê lại khiến dư luận không khỏi chú ý.

"Các hệ thống bán lẻ luôn có nhiều kênh kinh doanh khác nhau, trong đó đối với kênh cửa hàng truyền thống thì yếu tố vị trí, địa điểm, không gian cửa hàng... mà chúng ta hay gọi chung là mặt bằng đóng vai trò tối quan trọng", ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trải nghiệm Khách hàng và Marketing FPT Retail, nói về vai trò của mặt bằng.

Chấp nhận trả giá thuê mặt bằng cao hơn Thế giới di động, tại sao FPT Retail lại làm như vậy? - Ảnh 1.

Vị trí mặt bằng được FPT Retail thuê lại của ông Trần Kỷ Mùi. (Ảnh: FBNV).

Theo Giám đốc FPT Retail, mỗi chuỗi bán lẻ đều có bộ đánh giá tiêu chí mặt bằng, cái này là tối mật trong lĩnh vực bán lẻ và sẽ khác nhau tùy theo chiến lược ngắn – dài hạn của từng chuỗi, và giữa các nhóm sản phẩm khác nhau có thể cũng sẽ có tiêu chí lựa chọn mặt bằng khác nhau. 

Đơn cử, việc lựa chọn mặt bằng giữa FPT Shop và Long Châu có nhiều cấu phần khác nhau trong công thức đánh giá. Khi lựa chọn địa điểm, quan trọng nhất là xem vị trí đó có phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty hay không, có góp phần mang lại nhiều giá trị cho khách hàng ở địa phương để từ đó khách hàng tin chọn hay không, việc xem xét có ai đó từng thuê cùng vị trí cũng là một tiêu chí đánh giá, nhưng nó không quan trọng bằng việc xem xét vị trí đó có phù hợp với việc kinh doanh của FPT Retail nói chung hay Long Châu, FPT Shop nói riêng.

"Nói cụ thể về địa điểm nhà thuốc Long Châu vừa thuê, chúng tôi đánh giá đây là một vị trí rất đẹp trên địa bàn, sau khi cân nhắc tính toán với các tiêu chí lựa chọn địa điểm để mở cửa hàng dược phẩm, chúng tôi xét thấy giá thuê là một mức giá có lợi cho các bên, đối với khách hàng thì sẽ dễ dàng tìm được nhà thuốc Long Châu để mua thuốc, với FPT Retail thì vị trí này sẽ có tiềm năng sinh lợi tốt khi kinh doanh, và chủ nhà cũng sẽ cảm thấy hài lòng về mức giá", ông Bảo nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thùy Trang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.