|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Câu chuyện thất bại của 'vàng đen' có lặp lại đối với dầu thô, khí đốt tự nhiên

22:33 | 03/10/2018
Chia sẻ
Ngành công nghiệp dầu thô và khí đốt tự nhiên tin "phép màu" đã quay trở lại bên họ, với những biểu cảm lạc quan về một tương lai thực sự tăng trưởng được ghi nhận tại hai hội nghị của ngành công nghiệp diễn ra thời gian gần đây.

Hầu như không tìm thấy bất kỳ sự thể hiện bi quan nào tại Hội nghị Dầu khí Châu Á Thái Bình Dương tuần trước, một sự kiện thường niên lớn nhất trong khu vực, hay tại hội nghị GasTech diển ra ở Barcelona (Tây Ban Nha) trong tuần tính đến ngày 21/9.

Tuy nhiên, một môi trường lạc quan như vậy đôi khi khiến chúng ta nghĩ về một điều tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Các ngành công nghiệp dầu thô và khí đốt tự nhiên hiện đặc biệt giống ngành công nghiệp than đá của một thập kỷ trước đây.

Chuyện cũ kể lại của "vàng đen" một thời

Trong sự hồi phục từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, ngành công nghiệp than nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh té ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đã thay thế Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường hàng đầu khu vực.

Ca khúc tại nhiều sự kiện ngành than vào thời điểm đó là triển vọng tương sáng nhờ giá than rẻ, đáng tin cậy và sự cần thiết mang điện đến những người dân châu Á, đang nhanh chóng chuyển từ nghèo đói sang tầng lớp trung lưu.

cau chuyen that bai cua vang den co lap lai doi voi dau tho khi dot tu nhien
Câu chuyện thất bại của ngành than có lặp lại đối với dầu thô, khí đốt tự nhiên. Ảnh: Greentech Media

Sự lạc quan này tự thể hiện trong một số dự báo đặc biệt tích cực. Trong số đó có dự báo rằng, nhập khẩu than đá của Trung Quốc sẽ lên tới 1 tỉ tấn mỗi năm, khi thực tế con số này chỉ đạt đỉnh 327 triệu tấn trong năm 2013.

Triển vọng "màu hồng" đối với than đá đã khiến ngành công nghiệp đầu tư lớn vào các mỏ để tăng nguồn cung bằng đường biển, nhưng đổi lại là sự sụt giảm về giá trong 5 năm liên tiếp vì cung vượt cầu.

Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề thực sự của ngành than, nhân tố gây ra nhiều vấn đề hơn cho ngành là thực tế họ đã không thấy cả năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên trong bức tranh tăng trưởng của mình.

Một thập kỷ trước, các nhà điều hành ngành than đã bác bỏ cả năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên vì các loại hàng hóa này quá đắt, còn về năng lượng mặt trời và gió, chúng quá không đáng tin cậy.

Những gì họ không lường trước được là năng lượng tái tạo có thể giảm chi phí đáng kể khi người mua gia tăng, mặc dù với sự trợ giúp từ các ưu đãi của chính phủ nhiều quốc gia.

Sự ra đời của bộ tích trữ năng lượng cũng dường như giảm vấn đề cung cấp liên tục, với sự thành công của cơ sở lưu trữ pin lớn nhất thế giới ở Nam Australia là một ví dụ điển hình.

cau chuyen that bai cua vang den co lap lai doi voi dau tho khi dot tu nhien
Ảnh: Reuters.

Giá và ô nhiễm môi trường

Khí đốt tự nhiên cũng vui vẻ chĩa mũi tên vào than đá, đặc biệt tại Mỹ với sự gia tăng của khí đá phiến giá rẻ.

Ngành khí đốt tự nhiên có thể đồng thời tuyên bố lợi thế về giá cũng như ít gây ô nhiễm hơn tại Mỹ.

Lợi thế ít gây ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu trở nên quan trọng hơn ở châu Á, với Trung Quốc tích cực theo đuổi các chính sách không khí sạch, làm tăng nhu cầu khí đốt tự nhiên, phần lớn là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu, thay thế than đá trong sưởi ấm ở các hộ gia đình và công nghiệp.

Phản biện về vấn đề này, than đá vẫn tuyên bố về sự rẻ và đáng tin cậy, nhưng sự tăng mạnh của giá than kể từ năm 2017 đã dần xóa bỏ lợi thế về chi phí.

Hiện, mối đe dọa lớn của than là việc các ngân hàng và cơ quan phát triển rút vốn và tín dụng, và việc cắt bảo hiểm.

Và để xây dựng một dự án than mới, quy mô lớn đang chứng minh ngày càng khó khăn, như sự chật vật của công ty Adani Enterprises trong việc bắt dầu dự án Carmichael ở bang Queensland của Australia.

Trong khi đó, điểm tích cực duy nhất hiện nay của ngành công nghiệp than đá là nó mang lại lợi nhuận lớn, với giá cao và khả năng hạn chế trong việc tăng sản lượng.

Tuy nhiên, điều này có liên quan đến khí đốt tự nhiên và dầu thô?

Tương tự như than đá 10 năm trước, rất nhiều triển vọng tích cực mà ngành công nghiệp thể hiện là chúng cần thiết cho phát triển kinh tế, đáng tin cậy và không dễ thay thế.

Mặc dù vậy, không quá khó để hình dung một kịch bản với năng lượng tái tạo kết hợp với bộ lưu trữ cuối cùng rẻ hơn so với khí đốt tự nhiên, đặc biệt tại các nước phải nhập LNG tương đối đắt tiền.

Mặt khác, dầu thô, với sự thiếu hụt nguồn nhiên liệu thay thế cho phần lớn việc sử dụng nó để vận hành các tàu, vận tải hạng nặng, hàng không và hóa dầu.

Ngay cả khi xe điện chiếm thị phần lớn của thị trường ô tô con, điều này sẽ chỉ tạo ra "vết đen" trong hồ sơ nhu cầu tổng thể cho dầu thô, thay vì mang lại một đòn nguy hiểm tiềm ẩn.

Vấn đề chính của khí đôt tự nhiên và dầu thô là sự phản đối ngày càng gia tăng từ các nhà hoạt động môi trường, cùng với các chính sách của chính phủ nhằm hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

Khi biến đổi khí hậu xuất hiện nhiều hơn trong ý thức người dân thế giới, đặc biệt là giới trẻ, mỗi báo cáo về nhiệt độ kỷ lục và các cơn bão phá hoại bất thường sẽ là dấu hiệu về sự thất bại của những người phủ nhận khoa học, nhiều người trong số họ ủng hộ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Cũng giống như than tranh luận về tính chất của mình như giá rẻ, đáng tin cậy và cần thiết, những lập luận này khó có thể mang lại hiệu quả trong thời gian dài đối với khí tự nhiên và dầu thô.

Xem thêm

Lyly Cao