|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Campuchia thông tin về tình trạng ùn tắc hàng hóa tại biên giới Việt - Trung

21:59 | 04/01/2022
Chia sẻ
Bộ Thương mại Campuchia ngày 3/1 đã thông tin cho các thương nhân, Hiệp hội giao nhận hàng hóa, các nhà nhập khẩu và công chúng rằng hiện nay, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc có thể trở thành vấn đề lớn do tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại đây.
Campuchia thông tin về tình trạng ùn tắc hàng hóa tại biên giới Việt - Trung - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: TTXVN).

Báo Khmer Times ngày 3/1 cho biết việc Trung Quốc thắt chặt thông thương đường bộ với Việt Nam do lo ngại biến thể Omicron xâm nhập đã giáng một đòn mạnh vào thương mại của Việt Nam, quốc gia đang vất vả vừa khôi phục kinh tế, vừa chống dịch COVID-19. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Theo đề nghị của giới chức y tế Trung Quốc, ngày 23/12/2021, nước này đã thông báo cho phía Việt Nam về việc lái xe chở hàng nước ngoài không được phép qua biên giới hai nước từ ngày 24/12/2021. Trung Quốc cũng áp dụng biện pháp tương tự với cả Myanmar và Lào.

Theo thông cáo của Bộ Công Thương Việt Nam, hoạt động xuất - nhập khẩu qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã bị ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, chủ yếu do Trung Quốc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn lây lan dịch COVID-19 theo chính sách “Không COVID”.

Trong bối cảnh này, Bộ Thương mại Campuchia khuyến nghị các thương nhân, Hiệp hội Xuất - Nhập khẩu Hàng hóa xem xét có thể tìm giải pháp khác để xuất khẩu, tránh rủi ro và các vấn đề do ùn tắc hàng hóa tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc gây ra. 

Bộ Thương mại đang cùng với các bộ và cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ động thái trên và thông tin cho các bên về diễn biến tiếp theo.

Trang Nhung

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.