|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cấm vận của Mỹ - Nguyên nhân đằng sau khủng hoảng Venezuela

06:50 | 20/02/2019
Chia sẻ
Lệnh cấm vận tài chính chống Venezuela do Mỹ áp đặt được cho là đã gây thiệt hại ước tính 350 tỷ USD trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ của Venezuela trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017.
cam van cua my nguyen nhan dang sau khung hoang venezuela
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ phận Thảo luận Kinh tế thuộc Trung tâm Chiến lược Địa chính trị Mỹ Latinh (Celag) nhận định, nền kinh tế Venezuela đã có thể đạt được mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao hơn Argentina, nếu Tổng thống Nicolas Maduro được tiếp cận với tài chính quốc tế tương tự như Tổng thống Mauricio Macri trong ba năm đầu nắm quyền.

Báo cáo của Celag nhấn mạnh mức thiệt hại to lớn mà các lệnh cấm vận tài chính có thể gây ra cho một nền kinh tế khi cho rằng sự tấn công từ bên ngoài vào năng lực kinh tế và sản xuất có thể khiến một quốc gia sụp đổ chỉ trong vòng vài năm, và đó thường là khúc dạo đầu cho một cuộc can thiệp quân sự sau đó.

Các tác giả của nghiên cứu cũng khẳng định cái được cho là khủng hoảng nhân đạo và tình trạng rời bỏ đất nước của hàng trăm nghìn người dân Venezuela bắt nguồn từ việc trừng phạt kinh tế của Mỹ và nhóm đồng minh.

Với việc bị tẩy chay khỏi các thị trường tài chính quốc tế, không được phép sử dụng thị trường tín dụng để đáo hạn cũng như vay nợ mới, đã khiến Venezuela, đất nước vốn chỉ dựa vào việc xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ chính, càng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề hơn nhiều so với các nền kinh tế được đa dạng hóa.

Theo Celag, một trong những hậu quả khác mà lệnh cấm vận gây ra cho Caracas là rủi ro cao trong việc thanh toán nợ nước ngoài, kể cả khi việc này được tiến hành thường xuyên và đúng hạn. Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã gia tăng điểm rủi ro của Venezuela lên hơn 2.000 điểm kể từ năm 2015, và đỉnh điểm là 5.000- 6.000 điểm trong thời gian gần đây.

Như vậy, món nợ nước ngoài mà Venezuela phải trả hàng năm, tính từ năm 2013 tới năm 2017, là hơn 17 tỷ USD, khoảng 3,3 tỷ mỗi năm. Nếu con số này cộng thêm khoản 95 tỷ USD mà các lĩnh vực công của Venezuela bắt đầu không được nhận, cũng từ năm 2013 do lệnh cấm vận, thì tổng số tiền mỗi năm Caracas thiệt hại là 19,2 tỷ USD.

Celag kết luận, chiến dịch tẩy chay tài chính do Mỹ đứng đầu, cũng đồng nghĩa là một cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Venezuela, và trên hết, là sự cản trở để khôi phục lại sức sản xuất quốc gia do thiếu ngoại tệ./.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.