|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cách bảo vệ tiền tiết kiệm, các khoản đầu tư khỏi lạm phát

07:51 | 03/08/2021
Chia sẻ
Lạm phát đã và đang xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới và để bảo vệ được khoản tiền tiết kiệm cũng như các khoản đầu tư, bạn sẽ phải cân nhắc nhiều hơn.

Theo CNN, ở Mỹ, các chỉ số lạm phát chính đã tăng tới hơn mức 5% kể từ đầu năm. Lạm phát, dù ở đâu cũng sẽ khiến giá cả mọi thứ tăng chóng mặt, từ thực phẩm đến kim loại, đồ dùng, xe cộ. 

Không ai có thể nói chắc chắn rằng liệu chúng ta đang ở trong thời kỳ lạm phát liên tục, kéo dài hay sẽ có thể vượt qua trong thời gian ngắn khi đại dịch COVID-19 qua đi. Dù bằng cách nào thì những vấn đề do lạm phát gây ra cũng là một lời nhắc nhở để bạn quan tâm và chú ý hơn đến khoản tiền tiết kiệm, đầu tư của mình.

Làm gì để bảo vệ tài chính cá nhân, tránh đầu tư mất trắng trong thời lạm phát?

1. Nhận thức rõ ràng về lợi nhuận, mục tiêu

Khi bạn tiết kiệm và đầu tư cho một mục tiêu như nghỉ hưu, bạn cần hiểu rằng mình sẽ phải tạo ra lợi nhuận hàng năm cao hơn mức lạm phát. Với nhiều người Mỹ, việc giữ tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng trong thời buổi này cũng không khác gì nhiều so với để tiền mặt ở nhà. Nó sẽ khiến bạn mất tiền vì mức lãi suất không theo kịp lạm phát, giá cả tăng cao.

"Không có độ tuổi nào mà bạn có thể nói là tôi không cần tiền sinh ra tiền hay đầu tư mà không cần lãi. Ít nhất, bạn cần phải theo kịp lạm phát. Nếu không, bạn sẽ nghèo hơn", nhà hoạch định tài chính được chứng nhận Mari Adam, cố vấn tài chính cấp cao tại Mercer Advisor ở Boca Raton, bang Florida (nước Mỹ) cho biết.

Cách bảo vệ tiền tiết kiệm, các khoản đầu tư khỏi lạm phát - Ảnh 1.

Nếu biết cách thay đổi chiến lược tiết kiệm và đầu tư, bạn có thể vượt qua lạm phát. (Nguồn: GOBanking Rates)

Vì vậy, nếu lạm phát đang ở mức 3%, ít nhất bạn muốn kiếm được 3% từ hoạt động tiết kiệm và đầu tư của mình để tiền của bạn duy trì sức mua như cũ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra cái được gọi là tỷ suất sinh lợi thực, tức là mức đầu tư của bạn tăng lên trên mức lạm phát thì danh mục đầu tư của bạn phải tăng 7%, để tỷ lệ hoàn vốn thực đạt mức 4%.

2. Quản lý rủi ro trong tiết kiệm, đầu tư

Không ai có thể nói chắc chắn rằng giá sẽ tăng nhanh như thế nào trong tương lai. Bạn có thể phần nào chắc chắn rằng sẽ có một số chỉ số lạm phát trong dài hạn. Vì vậy, việc cần làm lúc này là bạn phải tìm cách để bảo vệ khoản tiền tiết kiệm, đầu tư của mình khỏi lạm phát bằng cách quản lý rủi ro.

"Bạn có thể quản lý rủi ro một cách sáng tạo. Chúng ta đều cần quản lý rủi ro đó thay vì cố gắng trở nên thông minh và tìm ra nguyên nhân", nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận Clark Kendall, người sáng lập công ty tư vấn tài chính Kendall Capital ở bang Maryland bình luận.

Dĩ nhiên, sáng tạo không có nghĩa là phải tạo ra các chiến lược phức tạp để quản trị rủi ro trong tiết kiệm, đầu tư. Tất cả những gì bạn cần làm là đa dạng hóa để bảo vệ chính mình. Theo đó, bạn hãy đầu tư vào các loại tài sản khác nhau để bảo vệ khỏi nguy cơ thua lỗ.

3. Nên đầu tư kết hợp cổ phiếu và trái phiếu

Nếu mục tiêu duy nhất của bạn là vượt qua lạm phát thì có lẽ khi đầu tư, bạn có thể chỉ cần chú ý đến đầu tư dài hạn vào cổ phiếu vì chúng thường có lợi nhuận cao hơn nhiều so với trái phiếu và tiền mặt. 

Dù vậy, thực tế là có rất ít người có đủ tâm lý để vượt qua những đợt suy thoái lớn của chứng khoán, trung bình có thể kéo dài 18 tháng. Những người sắp nghỉ hưu, cần hoàn thành mục tiêu tiết kiệm cũng cảm thấy khó có thể chờ đợi.

Vì vậy, trái phiếu nên là một phần trong tổng thể các khoản đầu tư của bạn. Một phần này là bao nhiêu thì sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian bạn muốn, khả năng chấp nhận rủi ro. 

Với người Mỹ, danh mục đầu tư gồm 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu có thể giúp họ thực hiện ba điều: Tăng số tiền tiết kiệm, bảo vệ khỏi lạm phát theo thời gian và đề phòng thua lỗ nghiêm trọng khi cổ phiếu giảm mạnh.

Điều đó cũng nói rằng, bạn sẽ muốn đa dạng hóa hơn nữa trong từng loại tài sản đó và trên các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như tài chính, bất động sản, hàng hóa, công nghệ và năng lượng.

Nhìn chung, không có quy tắc tuyệt đối nào để phòng ngừa lạm phát mà trong đó giải quyết được tất cả các vấn đề vì sẽ luôn có rất nhiều yếu tố trong cuộc chơi nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Thế nhưng, chuẩn bị sẵn sàng, đầu tư và tiết kiệm thông minh vẫn sẽ có ích.

Thu Phương

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.