|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các thương vụ M&A tiềm năng của ngân hàng trong năm 2022: Yếu tố ngoại chiếm ưu thế

13:53 | 28/02/2022
Chia sẻ
Các hoạt động M&A dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

 Năm 2022 hứa hẹn các thương vụ M&A "khủng" 

Theo báo cáo mới đây về “Các Xu hướng M&A Toàn cầu 2022”, PwC nhận định các hoạt động M&A dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, bất chấp các biến động thị trường nhờ nguồn vốn sẵn có dồi dào và nhu cầu tăng cao đối với các tài sản kỹ thuật số và dữ liệu.

Trong đó, các thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được dự báo sẽ nở rộ với sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài.

Một trong những thương vụ được thị trường chờ mong là kế hoạch bán vốn cho đối tác nước ngoài của VPBank. 

Vào giữa năm 2021, thị trường đã đồn đoán về việc SMBC thoái vốn khỏi Eximbank nhằm dọn đường để trở thành cổ đông chiến lược tại VPBank, đặc biệt sau khi đối tác Nhật Bản đã mua lại 49% vốn FECredit.

Hiện tại, phía VPBank cũng đang thực hiện các bước ban đầu để phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Theo đó, ngân hàng đã có tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ.

Tại buổi trao đổi trực tuyến với nhà đầu tư quý III, lãnh đạo VPBank dự kiến có thể hoàn tất kế hoạch này trong quý I/2022.

Đáng chú ý, mới đây nhất Hội đồng quản trị Eximbank đã ra quyết định chấm dứt trước thời hạn đối với Thỏa thuận liên minh chiến lược với SMBC theo đề nghị của đối tác Nhật Bản. 

SMBC được biết đến là cổ đông lớn nhất tại Eximbank với hơn 185 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương đương 15% vốn cổ phần ngân hàng. Song, dù sở hữu lượng lớn cổ phần, tiếng nói SMBC gần như không còn sức ảnh hưởng tại ngân hàng. Tại đại hội cổ đông thường niên 2021 ngày 27/4/2021, SMBC cũng không cử người tham dự.

Bên cạnh VPBank, các thương vụ được kỳ vọng trong năm nay còn có việc mua lại hai công ty tài chính FCCOM (của MSB) và CTCP Tài chính Cổ phần Handico (HAFIC).

Cập nhật tiến độ bán 100% cổ phần tại công ty tài chính FCCOM, lãnh đạo MSB cho biết đã ký thỏa thuận bảo mật với các đối tác. Lợi nhuận ước tính từ thương vụ này là khoảng 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ hoàn tất trong năm 2022.

Trong khi đó, CTCP Tài chính Cổ phần Handico (HAFIC) đang là tâm điểm chú ý của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. TPBank, AFS (Nhật Bản), KB Kookmin Card (Hàn Quốc) đều đang thể hiện sự quan tâm với HAFIC dù công ty đang bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt từ 2015.

Nếu các thương vụ này thành công, M&A ngân hàng Việt Nam dự báo tiếp tục dậy sóng, đặc biệt khi nhiều ngân hàng khác cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài như Vietcombank, OCB, LienVietPostBank, Nam A Bank,.... 

Ngoài ra, việc số ít NHTM cổ phần tư nhân có thể nới trần sở hữu nước ngoài tối đa lên 49% theo hiệp định EVFTA cũng là một trong những yếu tố sẽ thúc đẩy các thương vụ M&A trong năm nay.

Theo đó, hai cái tên được nhắc đến là HDBank và Sacombank. Một báo cáo của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết HDBank đang là một trong số ít ngân hàng đang được xem xét nới giới hạn sở hữu nước ngoài lên 49% theo lộ trình quy định trong thỏa thuận thương mại EVFTA.

Bộ phận phân tích cho rằng nếu được chọn trở thành ngân hàng thí điểm sẽ là một yếu tố hỗ trợ giá của cổ phiếu, khi việc nới giới hạn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư dài hạn hơn.

Trong khi Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định ứng cử viên rõ ràng nhất cho cam kết EVFTA này là Sacombank. Công ty chứng khoán lý giải hiện tại, 32,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng được giữ làm tài sản thế chấp cho một khoản nợ không thanh toán được đã được chuyển nhượng cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Do đó, việc bán 32,5% này trong một lần sẽ tính đem lại giá trị cao nhất cho giá cao nhất cho VAMC, và bởi vì số cổ phần này vượt quá ngưỡng FOL 30% hiện đang áp dụng cho các ngân hàng, việc bán sẽ phải được thực hiện theo một miễn trừ đặc biệt như EVFTA .

Dù bối cảnh thị trường đang thuận lợi trở lại, báo cáo mới đây của PWC lưu ý rằng lãi suất tăng, lạm phát cao hơn cùng với đó là thuế tăng và các hàng rào quản lý được áp dụng có thể là các yếu tố làm chậm lại nhiều thương vụ trong năm 2022.

Các thương vụ M&A nội khó thành

Trái với sự tích cực của khối ngoại, việc mua bán sáp nhập giữa các ngân hàng trong nước đã không còn sôi động trong nhiều năm trở lại đây. Gần đây nhất là mối duyên bất thành giữa HDBank và PG Bank. Trước đó, PGBank cũng từng "bỏ lỡ" VietinBank sau nhiều năm đàm phán.

Liên quan đến vấn đề này, VCSC cho rằng việc không có thương vụ M&A ngân hàng quy mô lớn nào kể từ khi Sacombank sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam vào năm 2015 cho thấy các ngân hàng đang thận trọng trong việc tham gia vào các thương vụ này với những khó khăn về tích hợp công nghệ thông tin là một yếu tố trở ngại chính.

"Bất kỳ thương vụ M&A lớn nào giữa các ngân hàng TMCP quốc doanh và các ngân hàng TMCP tư nhân lớn đều phải đối mặt với trở ngại về công nghệ thông tin", báo cáo viết.

Việc 3 ngân hàng 0 đồng (hiện có 3 ngân hàng 0 đồng: CB Bank, GP Bank và Ocean Bank) thuộc quyền giám sát của NHNN trong năm 2015 vẫn chưa diễn ra thương vụ M&A nào cũng phần nào củng cố cho quan điểm trên.

Thêm vào đó, các ngân hàng 0 đồng không phải là ứng cử viên rõ ràng cho cam kết EVFTA vì Thông tư 38 của NHNN đã cho thấy cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 30% cổ phần của một ngân hàng 0 đồng khi có sự chấp thuận của Chính phủ từ năm 2014. Tuy nhiên, đã không có người mua nào cho tới thời điểm này, VCSC nhận định.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Nga

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.