Các nước CPTPP vượt lên chủ nghĩa bảo hộ để duy trì chuỗi cung hàng hóa
Theo tờ Nikei Asian Review, trong khi nhiều nước tăng cường biện pháp hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu để đối phó với với đại dịch, các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang có những bước đi chống chủ nghĩa bảo hộ thông qua các thỏa thuận thúc đẩy tự do thương mại.
Hôm 22/4, một máy bay chở 20 tấn thịt từ New Zealand đã hạ cánh xuống sân bay Changi tại Singapore, đánh dấu bước đầu tiên trong một sáng kiến thương mại được các nước khởi xuớng hồi tuần trước.
Hai thành viên CPTPP đồng ý dỡ bỏ thuế quan và các rào cản thương mại khác về hàng hóa thiết yếu cho cuộc chiến chống dịch bệnh, chủ yếu là nguồn thiết bị y tế như găng tay, chất tẩy rửa, thuốc men cùng với các sản phẩm nông sản, thịt, thực phẩm khác.
Với Singapore, nước mà sản xuất nội địa chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thực phẩm, biện pháp này giúp đa dạng nguồn cung và giảm nguy cơ thiếu hàng.
Khi các quy định hạn chế xuất khẩu được mở rộng trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, cùng với việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đối đầu trong nhiều vấn đề, 11 thành viên CPTPP đang cố gắng giảm thiểu đứt gãy của dòng lưu chuyển hàng hóa thông qua việc phối hợp với các nước trong và ngoài khối.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, ông Chan Chun Sing và đồng cấp người Nhật Bản Hiroshi Kajiyama hôm 1/5 nhất trí sẽ phối hợp để duy trì và thúc đẩy thương mại đối với các mặt hàng nông sản, y tế. Khi các ca lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh ở cả hai nước, Nhật Bản và Singapore muốn tìm kiếm một nguồn cung ổn định các mặt hàng thiết yếu. Chính phủ hai nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp hai bên đẩy mạnh hợp tác khi đại dịch cho thấy tầm quan trọng của thương mại số.
Cũng trong ngày 1/5, Singapore, Australia, New Zealand, Canada cùng với một nước không phải là thành viên CPTPP là Hàn Quốc đã đồng ý thiết lập hướng dẫn chung về di chuyển qua biên giới đối với những trường hợ cần thiết, nhằm giảm thiểu những phiền toái do thủ tục hải quan thời đại dịch COVID-19.
Trước đó, các thành viên CPTTP gồm Singapore, Australia, New Zealand, Brunei đã cùng với một quốc gia bên ngoài khối là Myamar ra tuyên bố chung cam kết hợp tác duy trì các tuyến thương mại mở, trong đó có cả đường không và đường biển.
Các nước CPTPP coi việc thiết lập các khung hợp tác quốc tế là cách thức để tạo đối trọng với chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng.
Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã ngừng xuất khẩu lúa mỳ, yến mạch và một số loại ngũ cốc khác trong vòng một quý sau khi đã hết hạn ngạch xuất khẩu – rào cản được tạo ra để bảo vệ nguồn cung trong nước. Tại Đông Nam Á, Campuchia ngừng xuất khẩu gạo, Thái Lan cấm xuất khẩu trứng