Các nhà xuất khẩu hải sản Trung Quốc có được hưởng lợi khi đồng nhân dân tệ suy yếu?
Các nhà xuất khẩu hải sản Trung Quốc có được hưởng lợi khi đồng Nhân dân tệ suy yếu? Ảnh: Undercurrent News
Đồng nhân dân tệ đã mất giá, giảm tới 2% (6,9384 nhân dân tệ đổi 1 USD vào ngày 2/8 so với 7,058 nhân dân tệ đổi 1 USD vào ngày 9/8), chưa gây cản trở lớn tới thuế quan, theo Undercurrent News.
Tuy nhiên, sự suy yếu này sẽ trở thành vấn đề lớn trong thời gian dài. So với giá đóng cửa trung bình 6,63 nhân dân tệ đổi 1 USD năm 2018, đồng nhân dân tệ đã giảm 6,4%.
Thực tế, một số sản phẩm của Trung Quốc đang được miễn thuế quan của Mỹ (cá hồi Thái Bình Dương, cá tuyết và cá minh thái Alaska), có nghĩa là những sản phẩm này có giá cạnh tranh hơn từ Trung Quốc so với trước chiến tranh thương mại.
Mỹ đã áp thuế 25% lên sản phẩm cá tuyết Trung Quốc kể từ giữa tháng 6.
Nguồn: Undercurrent News
Tuy nhiên, các nhà chế biến cá minh thái của Trung Quốc có thể không được hưởng lợi từ việc đồng nhân dân tệ suy yếu quá lâu.
Ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo sẽ bắt đầu áp dụng mức thuế 10% đối với hàng hóa và sản phẩm trị giá 300 tỉ USD còn lại của Trung Quốc mà trước đây chưa bị đánh thuế.
Các mặt hàng này gồm philê cá minh thái, cá tuyết hoặc cá hồi. Tuy nhiên, vào ngày 13/8, cá tuyết và cá hồi đã được xóa khỏi danh sách. Cá tuyết có thể bị đánh thuế vào ngày 15/12.
Ngoài ra, vì đồng nhân dân tệ mất giá, các nhà chế biến Trung Quốc sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho nguyên liệu cá hồi, cá tuyết, cá hồi Thái Bình Dương và cá tuyết chấm đen, tất cả đều được nhập khẩu, trước khi chế biến và tái xuất.
Trung Quốc không chỉ xuất khẩu hải sản sang Mỹ
Tuy nhiên, việc đồng tiền suy yếu giúp các nhà xuất khẩu hải sản của Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn sang các nước khác.
Năm 2018, Trung Quốc đã xuất khẩu khối lượng hải sản trị giá 2,16 tỉ USD sang Mỹ đồng thời xuất khẩu 12,6 tỉ USD (85% tổng xuất khẩu thủy sản) sang các nước khác, theo số liệu của hải quan Trung Quốc.
Nguồn: Undercurrent News