|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các gia tộc tài phiệt Đông Nam Á đẩy mạnh đầu tư startup công nghệ, đổ tiền 'săn' kỳ lân

08:00 | 19/10/2021
Chia sẻ
Đại dịch đã khiến các khoản đầu tư truyền thống của những gia đình tài phiệt này gặp khó khăn, thậm chí bị tê liệt.

Theo Bloomberg, một số gia tộc giàu có tại Đông Nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các startup, đặc biệt là startup công nghệ, qua đó tìm ra hướng đi mới sau khi đại dịch COVID-19 gây ra những tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống như bán lẻ, khách sạn, sản xuất,…

Các công ty cổ phần, chi nhánh đầu tư và nhiều phương tiện khác từ tỷ phú Dhanin Chearavanont (Thái Lan) cho đến ông trùm ngành thực phẩm Lance Gokongwei (Philippines) đang trực tiếp đầu tư hàng triệu USD vào các startup hoặc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại Thung lũng Silicon, xu hướng hợp tác cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đang tương đối phổ biến.

Các gia tộc tài phiệt Đông Nam Á đẩy mạnh đầu tư startup công nghệ, đổ tiền 'săn' kỳ lân - Ảnh 1.

Tỷ phú Dhanin Chearavanont (Thái Lan). (Ảnh: Bloomberg).

Với hàng loạt khoản đầu tư, các đế chế kinh doanh của những gia đình tài phiệt này đang chuyển hướng sang thế giới thương mại điện tử và số hóa, mở đường cho các nguồn thu mới sau khi những khoản đầu tư truyền thống bị tê liệt bởi đại dịch. Một vài gia tộc còn đẩy nhanh quá trình đổi mới lãnh đạo. trong một vài trường hợp có thể là những người trẻ hơn hoặc những người thừa kế thế hệ thứ ba.

Vishal Harnal, đối tác quản lý của 500 Startups Southeast Asia, đơn vị hợp tác cùng Grab cho biết: "Thế giới của những gia tộc giàu có tại Đông Nam Á đang trở nên sôi động với những gì mà công nghệ mang lại. Đại dịch đã thúc đẩy các gia đình này đổ tiền đầu tư vào lĩnh vực công nghệ".

Những gia tộc giàu nhất nhì Đông Nam Á đã tạo dựng nền móng giúp nền kinh tế khu vực phát triển, nhưng đang gặp phải những khó khăn sau khi đại dịch bùng phát. Tháng trước, Asian Development Bank đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 của khu vực xuống còn 3,1%.

Các gia tộc tài phiệt Đông Nam Á "săn" kỳ lân

Dù đại dịch COVID-19 gần như làm tê liệt ngành du lịch và bán lẻ ở Đông Nam Á, khu vực này vẫn là nơi có một số thị trường internet phát triển nhanh nhất. Theo nghiên cứu từ Cento Ventures, các nhà đầu tư mạo hiểm đã thực hiện 393 thương vụ trong nửa đầu năm 2021, một con số kỷ lục, qua đó đem lại cho các startup trên khắp khu vực Đông Nam Á nguồn vốn gần 4,5 tỷ USD. Ngoài ra, Đông Nam Á đã có thêm 70 triệu người tiêu dùng trực tuyến trong thời kỳ đại dịch.

Dẫn đầu trong số này là tập đoàn Charoen Pokphand Group Co., một tập đoàn lâu đời của Thái Lan, kinh doanh từ nông sản đến bán lẻ và viễn thông. Người đứng đầu tập đoàn này chính là tỷ phú Dhanin Chearavanont.

Tập đoàn có trụ sở tại Bangkok này đã dẫn đầu vòng đầu tư Series C vào startup Ascend Money trong tháng 9. Đáng chú ý, startup này được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ Ant Group thuộc Alibaba, qua đó góp phần xây dựng kỳ lân fintech đầu tiên tại Thái Lan với mức định giá 1,5 tỷ USD. Trong cùng tháng, CP Group cũng hợp tác với Ngân hàng Thương mại Siam để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ mới trị giá 800 triệu USD.

"Tập đoàn CP đang đón nhận sự đổi mới cũng như khám phá các công nghệ tiên tiến như công nghệ robot, logistics, đám mây và các công nghệ kỹ thuật số khác. Đông Nam Á đang đi vào kỷ nguyên vàng của sự chuyển đổi, nơi đại dịch đã thúc đẩy các tập đoàn áp dụng những công nghệ hiện đại nhất", Yue Jun Jiang, Giám đốc công nghệ của CP Group cho biết.

Tại Indonesia, Intudo Ventures đã huy động được 115 triệu USD để đóng quỹ thứ ba vào tháng 9. Đơn vị này tập trung vào nền kinh tế kỹ thuật số lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Indonesia. Có hơn 30 gia đình giàu có bậc nhất quốc gia này cùng tập đoàn của họ tham gia quỹ đầu tư mạo hiểm Intudo Ventures.

Quốc Anh

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.