|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trang sức và làn sóng công nghệ

11:06 | 23/04/2018
Chia sẻ
Ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực kinh doanh trang sức đang còn khá mới tại Việt Nam, trong nước mới chỉ có CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) và CTCP Vàng bạc đá quý Bến Thành (BTJ) rục rịch phát triển công nghệ thông tin cho dịch vụ bán hàng.

Sức mạnh của công nghệ rõ ràng đã làm chuyển biến nhiều ngành kinh tế truyền thống, từ nông nghiệp, du lịch cho đến vận tải. Và không chỉ startup mới làm công nghệ, rất nhiều doanh nghiệp lớn và truyền thống ngày nay cũng tự chuyển mình bằng cách ứng dụng công nghệ.

Xu thế mới nhất này đang diễn ra tại các công ty vàng bạc trang sức.

cac doanh nghiep trang suc va lan song cong nghe

Được biết, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) sẽ tiến hành đầu tư hệ thống công nghệ 4.0 mới, vốn đầu tư ước tính ban đầu khoảng 5 - 6 triệu USD.

Đây không phải chiến lược gì quá mới mẻ trên thị trường thế giới. Đã có nhiều công ty trang sức tại Mỹ sử dụng công nghệ thực tế ảo giúp khách hàng đeo thử trang sức, hay phần mềm giúp họ tự thiết kế một món nữ trang.

Tuy nhiên, ở Việt Nam và một số nước châu Á thì xu hướng này còn khá mới. Trong số các doanh nghiệp vàng bạc trang sức trong nước, mới chỉ có PNJ và CTCP Vàng bạc đá quý Bến Thành (BTJ) rục rịch phát triển công nghệ thông tin cho dịch vụ bán hàng.

Tại Triển lãm Trang sức Thẩm Quyến diễn ra từ ngày 19 đến 22/4, ban tổ chức sự kiện này đã sử dụng công nghệ để giúp cho khách hàng có được trải nghiệm mua hàng mới. Khách tham dự sự kiện chỉ cần quẹt một mã QR để mở của một gian hàng, vào đeo thử một vài sản phầm trang sức nào đó và tiếp tục quẹt mã QR để thanh toán. Cửa gian hàng sẽ mở ra sau khi việc thanh toán được hoàn tất. Ngoài ra, các công nghệ in 3D hay thực tế ảo cũng được giới thiệu tại triển lãm nữ trang này.

Ban tổ chức triển lãm này cho rằng hành vi mua hàng trong ngành trang sức ngày nay đang trở nên hiện đại hơn rất nhiều, đặc biệt là mua sắm trực tuyến, nên các nhà sản xuất cần cho họ một trải nghiệm mua sắm mới.

Ngoài việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, công nghệ cũng giúp doanh nghiệp cải thiện điểm bán hàng (Point of Sale), tồn kho, kết nối với khách hàng qua mạng xã hội và các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Đối với Thương mại điện tử (TMĐT), BTJ mới ra mắt kênh bán hàng online cho thương hiệu Precita. Từ năm 2016, BTJ chuyển từ mô hình bán buôn vàng bạc đá quý sang bán lẻ với chuỗi cửa hàng Precita. Thương hiệu này đi theo mô hình “Tiffany của Việt Nam”. Trong năm 2016, Tiffany cũng đã hợp tác với Net-A-Porter để đẩy mạnh hoạt động TMĐT.

Theo tổ chức nghiên cứu Research & Markets, TMĐT sẽ chiếm từ 4% hiện tại đến 10% trong tổng quy mô thị trường trang sức vào năm 2020. Điều đó chứng tỏ thị trường nhìn chung còn nhiều dư địa để phát triển.

Báo cáo của CTCK Phú Hưng cũng cho thấy quan điểm mức tập trung của thị trường bán lẻ trang sức hiện đang thấp (khoảng 80% thị trường thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ), vị trí doanh nghiệp chủ yếu nắm phần lớn thị trường vẫn chưa được xác định.

Hiện tại PNJ là doanh nghiệp duy nhất trong ngành trang sức được niêm yết. Trong khi đó, Mekong Capital cũng hy vọng sẽ niêm yết BTJ trong một vài năm tới.

Trong quý IV/2017, PNJ đã khai trương thêm 20 cửa hàng, qua đó nâng số cửa hàng trong hệ thống mạng lưới bán lẻ của PNJ lên mức gần 270 cửa hàng, phân bổ rộng khắp cả nước. Công ty đặt kế hoạch 300 cửa hàng bán lẻ trong tháng 4/2018.

Doji và SJC có khoảng dưới 70 cửa hàng, còn Precita đang hy vọng sẽ mở được 100 cửa hàng trong 5 năm kể từ ngày ra mắt.

Bích Ngọc

[LIVE] ĐHĐCĐ DIG: Chủ tịch cho biết đang xin làm hai thành phố y tế, nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa
Tính đến 16h32p, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG có sự tham dự của 2.101 cổ đông (trực tiếp, trực tuyến và ủy quyền), đại diện hơn 306 triệu cổ phần, tương đương 50,24% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.