|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Các bộ trưởng tài chính G20 đạt đồng thuận về an ninh lương thực

21:27 | 16/07/2022
Chia sẻ
Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã đạt được "sự đồng thuận mạnh mẽ" về các vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Máy kéo phun phân bón trên cánh đồng ở bang Goias, Brazil, ngày 19/5. (Ảnh: AFP/TTXVN) 

Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã đạt được "sự đồng thuận mạnh mẽ" về các vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh lương thực toàn cầu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 (FMCBG) diễn ra trong hai ngày 15-16/7 tại Indonesia.

Tuy nhiên, những khác biệt trong quan điểm về vấn đề Ukraine đã khiến hội nghị không đưa ra được tuyên bố chung chính thức.

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani, chủ trì Hội nghị, cho biết như trên, nhưng nói thêm rằng các bên nhất trí duy trì tinh thần hợp tác và phát huy chủ nghĩa đa phương. 

Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng các bên đều nhất trí cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực đang ngày càng trở nên trầm trọng.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết các bên đã tái khẳng định sự nhất trí về chính sách tiền tệ. Ông Suzuki nhấn mạnh: "Chúng tôi đang chứng kiến thị trường tiền tệ có những biến động mạnh, do đó cần theo dõi chặt chẽ những thay đổi của thị trường."

Trước thềm hội nghị, nước chủ nhà Indonesia đã bày tỏ hy vọng các bên có thể cùng giải quyết tình trạng giá hàng hóa gia tăng, cuộc khủng hoảng an ninh lương thực ngày càng leo thang và tác động đến khả năng trả nợ của các quốc gia thu nhập thấp.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia, ông Perry Warjiyo, ngày 16/7 cũng đã kêu gọi các thành viên G20 tiếp tục tập trung vào mục tiêu phục hồi kinh tế toàn cầu trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine đang phủ bóng các hội nghị đa phương diễn ra trong thời gian gần đây.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.