Năm 2018, khi giá cá tra tăng cao, nhiều người nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích nuôi, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá cá lao dốc từ 33.000 đồng/kg xuống còn 19.000 đồng/kg.
Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong những tháng tới tiếp tục đà tăng trưởng khả quan vì nhu cầu từ các thị trường đang mạnh.
Trái với kết quả tươi sáng năm 2021, đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Nga lại đang gặp sự cố và ẩn chứa nhiều bất ổn vì căng thẳng giữa Nga – Ukraine.
VDSC cho rằng giá nguyên liệu cao sẽ kéo dài đến giữa năm 2022 và chỉ ra rằng các nhà xuất khẩu có thể tự cung cấp nguyên liệu sẽ là người hưởng lợi lớn nhất nhờ biên lợi nhuận gộp mở rộng.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc – Hong Kong có mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 33 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. VASEP dự báo xuất khẩu cá tra sang thị trường này sẽ tiếp tục hồi phục và tăng trưởng mạnh.
Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long đã bật tăng mạnh lên khoảng 30.000 đồng/kg, cao hơn 5.000 đồng/kg so với cuối năm 2021.
Giá cá tra đang ở mức 30.000 đồng/kg và đà tăng tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm 2022-2023. Như vậy, giá cá tra đang ở rất gần mức giá kỷ lục năm 2018, khoảng 33.000 đồng/kg.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 872,5 triệu USD, mức cao nhất so với 3 năm gần đây. Trong đó, Mỹ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tăng 82% so với cùng kỳ năm 2021
Hiện, giá cá tra nguyên liệu ở Việt Nam giảm 1,25%, dao động 23.700 - 24.000 đồng/kg. Trước đó, các nhà phân tích dự báo Việt Nam sẽ thiếu hụt cá tra, loại 0,8-1 kg vào những tháng đầu năm 2022.
Trong top 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2021, Mỹ tiếp tục đứng đầu với kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đạt 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Sau đó đến Nhật Bản, Trung Quốc...
Trong bức tranh xuất khẩu cá tra năm 2021, Mỹ vẫn là điểm sáng với kim ngạch 370 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2020. Còn Trung Quốc, EU vẫn ở gam màu tối, khi chưa thoát tăng trưởng âm.
Năm 2022, sản lượng cá tra của Việt Nam được dự báo là có thể giảm 0,2 triệu tấn so với năm 2021, kéo theo sản lượng cá tra toàn cầu sụt 4,6% còn 3,1 triệu tấn.
VDSC nhận định xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ tiếp đà tăng trưởng nhờ nhu cầu cao và sản xuất trong nước phục hồi. Bên cạnh đó, việc giá bán tăng, cước vận tải hạ nhiệt sẽ giúp các doanh nghiệp thủy sản gia tăng doanh thu và biên lợi nhuận.