|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cá tra Việt Nam chiếm một nửa thị phần tại UAE

13:48 | 16/07/2024
Chia sẻ
Lũy kế xuất khẩu cá tra 5 tháng đầu năm nay sang thị trường UAE đạt hơn 11 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, UAE cũng là 1 trong những thị trường cạnh tranh khốc liệt cả về giá và chất lượng, nên đây được coi là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu từ của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang  Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đạt hơn 2 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra 5 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt hơn 11 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện, UAE là 1 trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng là nguồn cung cá tra lớn nhất tại thị trường này khi chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE. 

Mặt hàng chủ lực ngành cá tra xuất khẩu sang UAE vẫn là các sản phẩm phile cá tra đông lạnh. Tính đến hết tháng 5, xuất khẩu sản phẩm này sang UAE đạt khoảng 6000 tấn, trị giá khoảng 14 triệu USD, tăng 22% về khối lượng và tăng 61% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 90% tỷ trọng.

Tiếp đó, là sản phẩm cá tra cắt khúc đông lạnh, đóng gói với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 84% so với cùng kỳ, chiếm 9% tỷ trọng.

 Nguồn: VASEP

VASEP nhận định, UAE có hàng loạt những yếu tố phù hợp để trở thành 1 trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như đứng hàng đầu về kinh tế trong các nước Ả rập và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới; Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới; Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 1%; Giới trẻ yêu thích các loại protein đến từ thủy hải sản.

Mặt khác, cuối năm 2023, Việt Nam và UAE cơ bản đã hoàn thành phần lớn nội dung đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA), dự kiến có thể ký trong năm 2024. Hiệp định này không chỉ giúp trực tiếp xuất khẩu hàng hóa sang UAE, mà còn là bước đà giúp hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Đông thông qua “cửa ngõ UAE” - nơi giao thương lớn với châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Âu, châu Á.

“UAE cũng là một trong những thị trường cạnh tranh khốc liệt cả về giá và chất lượng và đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, chúng ta đang phải cạnh tranh trực tiếp với một số quốc gia mà họ đã ký FTA với UAE như Ấn Độ, Indonesia, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ…”, phía VASEP nhận định.

Hiệp hội này cho rằng, để có thể thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào UAE, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thay đổi phương thức quản lý, giảm thiểu các chi phí trung gian, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam.

Hồng Nhung

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.