Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, thế giới chuộng dòng arabica nhưng Việt Nam lại mạnh về cà phê robusta. Thế giới tiếp cận cà phê không chỉ là một loại thức uống, doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu phải định vị lại vị trí trên bản đồ cà phê thế giới.
Theo các chuyên gia, Việt Nam là nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, đúng ra phải là bên quyết định giá vì chiếm tới 60% thị phần thế giới. Tuy nhiên, giá bán cà phê ở thị trường rang xay Bắc Mỹ vẫn cao hơn nhiều so với Việt Nam.
Tính đến hết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 3,63 tỷ USD, vượt xa con số 3,07 tỷ USD của năm 2021 và tiến gần kỷ lục 4 tỷ USD mà ngành cà phê hướng đến trong năm nay.
Báo cáo mới đây của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 1,9% trong tháng đầu tiên của niên vụ 2022-2023. Tuy nhiên, giá cà phê vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc trở lại khi tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
Tính đến hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương con số thực hiện trong cả năm 2021. Hiện người trồng cà phê đang rục rịch bước vào vụ thu hoạch 2022-2023 với mức giá tương đối cao so với những năm trước, dao động 46.400 – 46.900 đồng/kg.
Trong báo cáo tháng 9 của ICO, cơ quan này cho biết giá cà phê thế giới biến động trái chiều trên các sàn giao dịch trong khi xuất khẩu giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm và được kỳ vọng sẽ mang về 4 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, mục tiêu này được cho là không dễ đạt được do nguồn cung dành cho xuất khẩu không còn nhiều.
Giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu. Đến tháng 11-12 mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023
Nguồn cung nội địa thắt chặt trong khi nhu cầu tiếp tục tăng cao đã đẩy giá cà phê trong nước tiến sát mức kỷ lục 50.000 đồng/kg đạt được vào năm 2011. Trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu cà phê của nước ta đạt chơn 1,1 triệu tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong 4 năm qua.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 6 tiếp tục tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá cà phê giảm trở lại trong tháng 7, xuống dưới 200 US cent/pound.
Nhờ tận dụng tốt các lợi thế từ Hiệp định EVFTA và cơ hội của thị trường, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) trong nửa đầu năm nay đã có sự khởi sắc trở lại sau nhiều năm liền sụt giảm với kim ngạch đạt kỷ lục 900 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ICO, trong tháng 6 chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,5% so với tháng trước nhưng xu hướng giảm đã quay trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu bật tăng mạnh 10,7% lên mức 9,8 triệu bao.
Theo Tổ chức Cà Phê Quốc tế (ICO), trong tháng 5 chỉ số giá cà phê thế giới giảm trong những ngày đầu tháng nhưng sau đó phục hồi và tăng mạnh vào cuối tháng. Đồng thời, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4 giảm hơn 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 2 tỷ USD, tăng mạnh 54% so với cùng kỳ năm ngoái và hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá trong những tháng cuối năm nay.