|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cá ngừ đóng hộp - 'loại tiền tệ' đáng tin cậy của Argentina trong lạm phát

16:38 | 16/01/2020
Chia sẻ
Argentina đang tích trữ cá ngừ đóng hộp như một loại tiền tệ thay thế giữa lúc lạm phát cao và nền kinh tế suy thoái kể từ tháng 4/2018.
Cá ngừ đóng hộp - 'loại tiền tệ' đáng tin cậy của Argentina trong lạm phát - Ảnh 1.

Người dân nước này đang tích trữ đồ ăn để để chống lạm phát khi giá tăng. Theo số liệu thống kê chính thức, giá tiêu dùng đã có mức tăng trưởng hàng năm là 52,1% và trong 11 tháng đầu năm 2019 đã tăng 48,3% so với cùng kỳ.

Theo hãng tin quốc tế của Tây Bân Nha, EFE, nhà kinh tế Mariano Gorodisch cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để tiết kiệm do tiêu dùng giảm và nhiều ưu đãi từ các siêu thị. Điều này đặc biệt đúng đối với các sản phẩm đắt đỏ như cá ngừ đóng hộp và xà phòng bột vì lạm phát vào cuối năm 2019 là 51,4%.

Có nhiều khả năng các hàng hóa có thể dự trữ tốt như cá ngừ đóng hộp có thể được sử dụng làm “tiền tệ” để trao đổi giữa mọi người.

Theo dự báo ngân sách của kho bạc Argentina vào cuối năm 2019, các quan chức đã dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống 34% trong năm 2020.

Ignacio Carballo, Giáo sư tại Đại học Buenos Aires cho biết siêu lạm phát năm 1989 và cuộc khủng hoảng năm 2001 vẫn còn trong tâm trí người dân Argentina, vì vậy họ đang tìm kiếm các vật cất giữ có giá trị khác ngoài các ngân hàng, nơi không an toàn trong giai đoạn bất ổn hiện nay.

Khi nói đến cá ngừ đóng hộp, Argentina đã nhập khẩu 8.913 tấn trong năm 2018 từ Thái Lan, chiếm tổng cộng 5% tổng xuất khẩu của nước này sang châu Mỹ. Giá CFR mỗi tấn cá ngừ đóng hộp là 2.929 USD.

Số liệu thống kê của hải quan Thái Lan cho thấy trong quý 3/2019, Argentina đã nhập khẩu 3.705 tấn cá ngừ đóng hộp, với giá 3.024 USD/tấn.

Vào giữa tháng 8, tỷ giá hối đoái USD so với đồng peso (USD/ARS) tăng từ 45,02 lên 60,24, có nghĩa là đồng peso đã bị mất hơn 1/3 giá trị. Do việc nhập khẩu cá ngừ của Argentina từ Thái Lan được thực hiện bằng đồng USD, nên giá một tấn cá ngừ đang cao hơn so với mức giá nói trên.

Mặc dù chính sách tiền tệ chặt chẽ đã được đưa ra để kiềm chế lạm phát trước cuộc bầu cử sơ bộ ngày 11/8, đồng peso đã bị mất giá khi ông Peronist Alberto Fernandez đánh bại ông Mauricio Macri.

Đồng tiền mất giá dẫn đến việc người Argentina rút tiết kiệm từ ngân hàng và mua đô la. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái, tiền gửi bằng đồng đô la đã giảm 36,7%. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đẩy nước này ký thỏa thuận vay tín dụng trị giá 56,3 tỉ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gói giải cứu lớn nhất trong lịch sử IMF. 

Điều này là để giúp Argentina đáp ứng được nhu cầu tài chính của mình cho tới năm 2020. Đầu năm ngoái, trong nỗ lực mở rộng, Chính phủ nước này đã cắt giảm các khoản trợ cấp công ích nhưng điều này đã khiến lạm phát tăng vì điều này đã làm cho hóa đơn điện, nước và gas sưởi ấm của các hộ gia đình tăng.

Nguyễn Hà