|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Brexit tháng 10: Lịch sử gọi tên?

13:00 | 25/08/2019
Chia sẻ
Câu chuyện về sự ra đi của nước Anh khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã không còn mới mẻ, nhưng vẫn chứa đựng nhiều yếu tố khó lường và có thể "bất ngờ cho đến phút cuối cùng".

Chính phủ Anh dưới thời Thủ tướng Boris Johnson đã nhiều lần nhấn mạnh việc đàm phán lại thỏa thuận Brexit mà người tiền nhiệm Theresa May đã đạt được với EU vào cuối năm 2018. Đồng thời, cam kết rằng nước Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10 tới, sau nhiều lần trì hoãn và gia hạn.

Kế hoạch của Thủ tướng Boris Johnson là đàm phán với EU để loại bỏ vấn đề Bắc Ailen khỏi thỏa thuận Brexit, tức là sẽ giữ Vương quốc Anh trong một liên minh hải quan với EU. Ông Johnson cũng muốn thay đổi tuyên bố chính trị. 

Khó khăn là cho đến nay, EU đã liên tục khẳng định sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit, mặc dù EU sẵn sàng thay đổi tuyên bố chính trị. Thủ tướng Anh Johnson khẳng định họ sẽ xem xét lại bây giờ rõ ràng là nước Anh chuẩn bị rời đi mà không có thỏa thuận. 

Một yếu tố khác là thời gian không còn nhiều để có thể thực hiện điều gì đó tại Brussels trong tháng 8 trong khi thời điểm tân Ủy ban châu Âu nhậm chức ngày 1/11/2019.

Brexit tháng 10: Lịch sử gọi tên? - Ảnh 1.

Giờ "G" sắp điểm nhưng có thể nói nước Anh đang đứng giữa rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Và dưới đây là những khả năng có thể xảy ra của Brexit:

Kịch bản thứ nhất, Brexit không thỏa thuận vẫn là kết quả mặc định nếu các nghị sĩ Anh không thể đồng ý bất kỳ điều gì khác và không có sự gia hạn nào nữa. Thời hạn chót là ngày 31/10. C

ác nghị sĩ cũng có thể ủng hộ Brexit không thỏa thuận, mặc dù đã có đa số phản đối lựa chọn đó khi họ đã tiến hành các lần bỏ phiếu trước đó. Đã có ý kiến đề nghị ông Johnson có thể chuẩn bị phương án trước Quốc hội để tiến hành Brexit mà không cần có thỏa thuận. 

Trong đó có khả năng Quốc hội bị đóng cửa - sẽ không có tranh luận hay bỏ phiếu. Vào tháng 7, các nghị sĩ Anh đã bỏ phiếu cho một biện pháp nhằm ngăn chặn Nghị viện bị đóng cửa. 

Nếu các nghị sĩ muốn chống lại Brexit không thỏa thuận và có cơ hội để làm điều đó, họ có thể sử dụng con bài thông qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Anh.

Kịch bản thứ hai, tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khác. Chính phủ Anh thời cựu Thủ tướng Theresa May đã "sống sót" sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào ngày 16/1 bằng 325/360 phiếu. Đảng Lao động đối lập có thể đặt động thái không tín nhiệm với chính phủ mới bất kỳ lúc nào. 

Theo Đạo luật Nghị viện có thời hạn cố định năm 2011, các cuộc bầu cử chung của Vương quốc Anh chỉ được dự kiến diễn ra cứ 5 năm một lần. Lần tiếp theo là vào năm 2022. Nhưng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm cho phép các nghị sĩ bỏ phiếu về việc họ có muốn chính phủ tiếp tục hay không. 

Nếu đa số nghị sĩ bỏ phiếu cho động thái này thì bắt đầu đếm ngược 14 ngày. Nếu trong thời gian đó, chính phủ hiện tại hoặc bất kỳ chính phủ thay thế nào khác không thể giành được một phiếu tín nhiệm mới, thì một cuộc tổng tuyển cử sớm sẽ được triệu tập. 

Cuộc bầu cử đó không thể xảy ra trong ít nhất 25 ngày làm việc, nhưng ngày chính xác được ấn định theo tuyên bố của hoàng gia Anh trên cơ sở đề xuất của Thủ tướng. Vì vậy, giả sử Brexit được thực hiện thì cuộc bầu cử có thể diễn ra sau đó.

Kịch bản thứ ba, Chính phủ Anh có thể yêu cầu tổng tuyển cử nếu một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm không phải là cách duy nhất để mang lại một cuộc bầu cử sớm. Có thể là Thủ tướng Anh Boris Johnson quyết định đó là cách tốt nhất để tiến về phía trước. 

Thủ tướng không có quyền để kêu gọi một cuộc bầu cử. Nhưng như năm 2017, ông Johnson có thể yêu cầu các nghị sĩ bỏ phiếu cho một cuộc bầu cử sớm theo các điều khoản của Đạo luật Nghị viện có thời hạn cố định. 

Hai phần ba số nghị sĩ sẽ cần hỗ trợ cho động thái này. Ngày sớm nhất cho cuộc bầu cử sẽ là 25 ngày làm việc sau đó, nhưng có thể là muộn hơn và sẽ do Thủ tướng chọn ngày chính xác.

Kịch bản thứ tư, tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý khác. Đây là một khả năng đã được tính đến nhiều lần mỗi khi Brexit gặp bế tắc trước mỗi lần bỏ phiếu tại Quốc hội. Điều này có thể có tình trạng giống như cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, về mặt pháp lý không ràng buộc và mang tính tham vấn. 

Nhưng một số nghị sĩ muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ràng buộc trong đó kết quả sẽ tự động có hiệu lực - như với cuộc trưng cầu dân ý năm 2011 về việc thay đổi hệ thống bỏ phiếu cho cuộc tổng tuyển cử ở Anh. 

Một lựa chọn được thảo luận rộng rãi sẽ là "phiếu xác nhận" - nơi mà công chúng sẽ được lựa chọn giữa việc chấp nhận thỏa thuận Brexit hoặc còn lại ở EU. Nhiều ý kiến khác cho rằng bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào khác nên có thêm lựa chọn cho nước Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận. 

Dù bằng cách nào, việc có thêm một cuộc trưng cầu dân ý là hoàn toàn không dễ dàng. Vì các quy tắc cho trưng cầu dân ý được quy định trong một luật gọi là Đạo luật Chính trị, Bầu cử và Trưng cầu dân ý năm 2000. 

Do đó, sẽ phải có một bộ luật mới để đưa ra trưng cầu dân ý và xác định các quy tắc, chẳng hạn như ai sẽ được phép bỏ phiếu. Và thời gian thông qua phải được Ủy ban bầu cử xem xét và tư vấn về câu hỏi trưng cầu dân ý. 

Câu hỏi sau đó được xác định trong luật pháp. Một khi luật pháp đã được thông qua, cuộc trưng cầu dân ý cũng không thể tiến hành ngay lập tức. Sẽ phải có một "thời gian trưng cầu dân ý" theo luật định trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. 

Các chuyên gia về hiến pháp của Đại học College London cho rằng, thời gian tối thiểu cho tất cả các bước cần thiết ở trên là khoảng 22 tuần. Điều đó vượt quá thời hạn ngày 31/10.

Kịch bản thứ năm, hủy bỏ Brexit. Tòa án Công lý châu Âu đã ra phán quyết rằng Anh sẽ đơn phương hủy bỏ Điều 50 để hủy bỏ Brexit (mà không cần sự đồng ý từ 27 quốc gia EU khác). Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng quy trình thực hiện phán quyết này sẽ là gì, nhưng một đạo luật của Nghị viện Anh kêu gọi thu hồi Điều 50 có lẽ là đủ cho kịch bản này của Brexit.

Cho dù kịch bản nào cho Brexit sẽ xảy ra tại thời điểm ngày 31/10, thì lịch sử hội nhập của châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng chắc chắn sẽ ghi nhớ một giai đoạn đầy khó khăn, phức tạp và bế tắc trên con đường tìm kiếm tương lai của nước Anh.

Việt Dũng