|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bong bóng nợ 9.100 tỉ USD của doanh nghiệp Mỹ

11:14 | 26/11/2018
Chia sẻ
Nhìn thoáng qua, có vẻ khối nợ 9.100 tỉ USD của doanh nghiệp Mỹ là một quả bom hẹn giờ đã sẵn sàng phát nổ. Khối nợ này tích tụ nên nhờ hoạt động cho vay dễ dãi và nhu cầu trái phiếu dường như bất tận từ nhà đầu tư.
bong bong no 9100 ti usd cua doanh nghiep my Doanh nghiệp Mỹ 'thấm đòn' từ cuộc chiến thuế quan và lãi suất tăng

Ở phố Wall, nhiều người đang hy vọng bong bóng nợ này là một vấn đề có thể kiểm soát được, ít nhất là trong một hoặc hai năm tới.

Thị trường chứng khoán đang suy sụp, chênh lệch lãi suất cho vay tăng nóng và nỗi lo hiện nay là nếu lãi suất tăng thì gánh nặng nợ nần sẽ đè bẹp biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ông Michael Temple, giám đốc bộ phận nghiên cứu tín dụng tại Amundi Pioneer nhận xét: “Hiện tâm lý lo lắng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường và sự lo lắng này là có cơ sở. Tôi không nghĩ rằng đây là thời điểm mà rủi ro bùng nổ nhưng trong vòng 12-18 tháng tới, tình hình nhiều khả năng sẽ diễn biến xấu đi nếu lãi suất tiếp tục lên cao”.

Nói một cách ngắn gọn, tình hình hiện nay có thể diễn tiến theo hai hướng: Ở kịch bản tích cực, các công ty kiểm soát tốt khối nợ của mình, nền kinh tế hoạt động ổn định và lãi suất được giữ ở mức hợp lý; ở kịch bản tiêu cực, nền kinh tế giảm tốc, lãi suất liên tục tăng cao và các công ty không thể dễ dàng tái cấp vốn các khoản vay.

Một xu thế đáng lo ngại là những công ty đang đứng ở cuối nhóm xếp hạng “đầu tư” bị tác động và rơi xuống nhóm lợi suất cao (high-yield) hoặc rác (junk). Lúc này lãi suất vay và tỉ lệ vỡ nợ sẽ tăng cao đáng kể.

General Electrics là tập đoàn lớn nhất đứng trước nguy cơ bị chuyển từ nhóm “đầu tư” sang “rác”, tuy nhiên các lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định mình đang làm mọi việc có thể để đảm bảo điều đó không xảy ra.

Một kịch bản khả quan hơn là nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt trội so với các nền kinh tế khác trên thế giới và vấn đề bong bóng nợ chỉ giới hạn ở một số công ty hoạt động ở nước ngoài và không có ảnh hưởng quan trọng tới toàn hệ thống.

bong bong no 9100 ti usd cua doanh nghiep my
Ảnh minh họa: Getty Images

Khối nợ tăng gần gấp đôi

Trong một thập kỉ qua, các doanh nghiệp đã tận dụng tình trạng lãi suất thấp vừa để tăng trưởng quy mô, vừa để chia phần cho cổ đông.

Theo số liệu của Hiệp hội Chứng khoán và Thị trường Tài chính, tổng số nợ doanh nghiệp đã lặng lẽ phình to từ 4.900 tỉ USD năm 2007 (khi cuộc Đại Suy thoái mới bắt đầu) lên con số 9.100 tỉ USD vào giữa năm 2018, tương đương tỉ lệ tăng 86%.

Ngoại trừ một số biến động mạnh trong nhóm ngành năng lượng cuối năm 2015 và 2016, thị trường nhìn chung hoạt động khá tốt.

Fitch Ratings dự báo tỉ lệ vỡ nợ trái phiếu năm 2019 sẽ ở mức thấp nhất kể từ năm 2013, còn với các khoản vay đòn bẩy (leveraged loans) là thấp nhất từ 2011.

Ông Eric Rosenthal, giám đốc bộ phận tài chính đòn bẩy tại Mỹ của Fitch nhận định: Mức nợ cao như vậy “chắc chắn là điều đáng chú ý. Nhưng nói về rủi ro hệ thống, tôi nghĩ hiện vẫn chưa đáng ngại”.

Một trong những lí do khiến thị trường lo ngại về tình trạng nợ nần của doanh nghiệp là lượng tiền mặt để trả nợ đang không nhiều. Tỉ lệ tiền mặt/nợ đối với các doanh nghiệp đã giảm xuống còn 12% vào năm 2017, mức thấp nhất từ trước đến nay.

Những lí do để lạc quan

Fitch ước tính rằng giá trị nợ được xếp hạng đầu tư (investment-grade) phát hành mới trong quí III là 531 tỉ USD, giảm hơn 15% so với cùng kì năm ngoái.

Giá trị phát hành nợ lợi suất cao (high-yield) cũng giảm 32% so với cùng kì xuống còn 138 tỉ USD.

Đợt giảm thuế năm 2017 cũng tỏ ra khá có lợi. Tỉ lệ thuế danh nghĩa của các doanh nghiệp giảm từ 35% còn 21% và rõ ràng là một phần tiền tiết kiệm được từ thuế suất giảm đang được dùng để trả bớt nợ.

Theo số liệu từ Moody’s, kể từ khi đợt giảm thuế bắt đầu có hiệu lực, top 100 doanh nghiệp phi tài chính đã chi 72 tỉ USD để trả nợ, chỉ kém một chút so với con số 81 tỉ USD được dùng để trả cho cổ đông thông qua mua lại cổ phiếu và cổ tức.

Moody’s nói thêm: “Các doanh nghiệp đang chi ngày càng nhiều những dòng tiền mới vào việc trả nợ”.

Xem thêm

Y Vân