Bộ trưởng Y tế: Có thể tiếp tục ghi nhận các ổ dịch COVID-19 khác trong cộng đồng
Tại cuộc họp của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Bộ Y tế sáng 15/5, theo báo Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ nhận định, số lượng các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, tất cả các ca mắc mới đều xác định được nguồn gốc lây là từ các ổ dịch trước đó, đã được cách ly tập trung từ trước thông qua truy vết F1.
Theo đại diện Bộ Y tế, số ca mắc có thể tiếp tục xuất hiện do còn nhiều F1 đang tiếp tục được truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng dự báo có thể tiếp tục ghi nhận các ổ dịch khác trong cộng đồng tại một số địa phương khác, đặc biệt là các địa phương có tập trung đông người trong dịp nghỉ lễ vừa qua, do nguồn lây bệnh chưa phát hiện được hoặc từ nguồn nhập cảnh chưa được phát hiện.
Năng lực xét nghiệm COVID-19 toàn quốc đạt gần 66.000 mẫu mỗi ngày, khi cần thiết có thể tăng công suất gấp 1,5 đến 2 lần; tối đa có thể đạt 290.000 mẫu mỗi ngày; nếu xét nghiệm gộp 10 mẫu có thể đạt 2,9 triệu mẫu mỗi ngày.
Từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020 đến 13/5, cả nước đã xét nghiệm bằng phương pháp PCR (xét nghiệm tìm virus) được hơn 3 triệu mẫu, tương đương 4 triệu người.
Bộ Y tế đang sử dụng chiến lược xét nghiệm kết hợp giữa các kỹ thuật khác nhau. Các địa phương được yêu cầu đảm bảo công suất xét nghiệm đạt tối thiểu 1.000 mẫu đơn trên một triệu dân mỗi ngày. Mỗi cơ sở khám chữa bệnh từ 300 giường bệnh có một hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Đến 13/5, cả nước đã tiêm được 969.700 liều vaccine Astra Zeneca, đạt tỷ lệ 106% (vắc xin đóng lọ 5,5-6 ml, có thể tiêm tối đa 12 liều - 0,5 ml mỗi liều). Bộ Y tế đang xây dựng đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức tiêm phòng vắc xin.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vắc xin qua nhiều kênh khác nhau, làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại sứ Việt Nam ở nước ngoài.
Tổng số vắc xin mà Việt Nam đã mua, đăng ký là khoảng 170 triệu liều, trong đó số đã ký kết, có cam kết là khoảng 110 triệu liều, tuy nhiên, chưa chắc chắn về tiến độ cung cấp do phụ thuộc vào nhà sản xuất, cung cấp vắc xin. Bộ sẽ tiếp tục nỗ lực tiếp cận, đàm phán với các nhà sản xuất, nhà cung ứng, các tổ chức để có thêm các nguồn vắc xincho Việt Nam.
Việt Nam hiện có 4 đơn vị đang nỗ lực nghiên cứu, sản xuất vắc xintrong nước, trong đó có 2 vắc xinđang trong giai đoạn thử lâm sàng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Nếu nghiên cứu thành công, dự kiến năm 2022 mới có thể sản xuất, cung ứng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/