|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vắc xin - Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19

10:12 | 15/05/2021
Chia sẻ
Vắc xin được đánh giá là giải pháp căn cơ nhất trong cuộc chiến với COVID-19, khi tỷ lệ tiêm vắc xin đạt độ phủ trên 70% dân số để tạo miễn dịch cộng đồng, dịch bệnh sẽ được chặn đứng.

Đó là nhận định của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP HCM trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới có độ nguy hiểm cao hơn.

Ngay từ đầu năm 2021, vấn đề vắc xin phòng COVID-19 đã được Thủ tướng xác định  là một nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ. Thủ tướng nêu rõ, cần tiếp tục khẩn trương chỉ đạo thực hiện nhập khẩu vắc xin để sớm đưa vắc xin về Việt Nam phục vụ người dân. Đồng thời thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu sử dụng các vắc xin sản xuất trong nước. 

Vắc xin - Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 1.

Theo cho biết từ Bộ Y tế, sau thời gian nỗ lực, khẩn trương đàm phán, làm việc với nhiều quốc gia, tổ chức, nhà sản xuất và đã có khoảng 110 triệu liều vắc xin cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021. 

Trong đó gồm 38,9 triệu liều từ chương trình Covax Facility, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với Covax để mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc xin phòng COVID-18 theo cơ chế chia sẻ chi phí.

Ngoài ra, Bô Y tế cũng đang tiếp tục đàm phán với nhiều nhà sản xuất khác như Moderna, Johnson&Johnson và của các quốc gia như Đức (CureVac), Nga (Sputnik V), Trung Quốc (Sinopharm) nhằm đa dạng hóa nguồn vắc xin.

Ngày 16/5/2021 tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận 1.682.400 liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca đợt 2 do COVAX Facility tài trợ để triển khai tiêm chủng trên toàn quốc.

Vắc xin COVID-19: Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn. (Ảnh: VGP).

Tại phiên họp báo chính phủ thường kỳ tháng 4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết gần đây Việt Nam đã nhận được thông tin đồng ý chuyển giao công nghệ đặc biệt từ Nhật Bản, đồng thời cũng sẽ cử cán bộ đi Nga để đàm phán mua thêm vắc xin.

Đầu tháng 5, chúng tôi nhận được thông báo của WHO đồng ý cùng với các đối tác sẽ bàn giao, chuyển giao công nghệ sản xuất mới nhất vắc xin COVID-19 cho Việt Nam trong đó có công nghệ mRNA mà Pfizer và Modena đang áp dụng. Trong tháng này sẽ bàn cụ thể hơn với các đối tác về việc chuyển giao

Thứ Trưởng Bộ Y Tế Trần Văn Thuấn.

Về vắc xin sản xuất trong nước, ông cho biết hiện tại Việt Nam có hai đơn vị sản xuất là CTCP Công nghệ sinh học Dược Nanogen, sẽ hoàn thành giai đoạn 3 vào giữa tháng 5 và Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 vào tháng 7, giai đoạn 2 vào tháng 12/2021.

Ông cho biết Bộ Y tế đang tiến hành khẩn trương để hỗ trợ các đơn vị này để nhanh chóng hoàn thiện pharse 3. Trong trường hợp dịch bùng phát và vắc xin trong nước đã hoàn thiện đến giữa kỳ giai đoạn 3 thì có thể cân nhắc để sử dụng vắc xin trong nước làm vắc xin khẩn cấp.

Vắc xin - Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 4.

Theo như cho biết từ Bộ Y tế và các chuyên gia, hiệu quả miễn dịch cộng đồng sẽ đạt được khi 70% dân số được tiêm chủng. Tuy nhiên, cuộc chiến về vắc xin COVID-19 cũng được dự báo là sẽ cực kỳ căng thẳng. Quốc gia nào có được vắc xin sớm nhất sẽ tranh thủ được thời cơ để bứt lên trước.

Chia sẻ trong cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết do nguồn vắc xin trên thế giới đang trong tình trạng khan hiếm nên Việt Nam mới nhận được một lượng vắc xin rất nhỏ. 

Ít nhất từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 giống như khi chưa có vắc xin.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

"Vì vậy, ít nhất từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 giống như khi chưa có vắc xin", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về vấn đề áp dụng hộ chiếu vắc xin, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết hộ chiếu vắc xin vẫn là vấn đề đang được nhiều nước nghiên cứu, thảo luận.

Nhiều ý kiến cho rằng hộ chiếu vắc xin có thể được sử dụng chỉ khi miễn dịch chủ động trong cộng đồng đạt được nhờ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, chưa đủ bằng chứng về hiệu quả phòng ngừa của vắc xin đối với các biến chủng của SARS-CoV-2.

"Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, báo cáo, đề xuất Chính phủ xem xét quyết định thời điểm phù hợp với quan điểm an toàn cho người dân được đặt lên hàng đầu bởi vì như đã nói ở trên, các loại vắc xin không có loại nào đạt hiệu quả 100% cả", ông Thuấn cho biết.

Vắc xin COVID-19 - Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 1.

Một nhân viên y tế được tiêm vắc xin COVID-19. (Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống).

Tính đến 16h ngày 14/5, Việt Nam đã tiến hành tiêm chủng 969.697 liều cho các đối tượng ưu tiên như cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội,...

Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 21.042 người.

Vắc xin - Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 7.

Theo số liệu chính thức cập nhật ngày 12/5 trên Our World Data, Mỹ là nước có số lượng người đã tham gia tiêm chủng vắc xin lớn nhất (hơn 150 triệu người), trong đó hơn 110 triệu người đã tiêm phòng đầy đủ các mũi của vắc xin. Tiếp đó là Ấn Độ, UK, Brazil, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Vắc xin COVID-19: Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 5.

Xét về tỷ lệ thì Israel lại là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất đạt trên 60% dân số, trong đó có gần 59% là đã tiêm phòng đầy đủ các mũi của vắc xin. Các nước khác có tỷ lệ tiêm phòng cao như UK, Vương quốc Ả rập thống nhất, Bahrain, Mỹ, Chile và Hungary (khoảng trên 45% đã tham gia tiêm).

Ấn Độ nước đang phải chống chọi với những cơn khủng hoảng từ dịch COVID-19 có tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi là 2,9%.

Tỷ lệ người tiêm đầy đủ các mũi vắc xin COVID-19 trên dân số các nước (tính đến 13/5/2021)

Vắc xin COVID-19: Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 6.

Trong khu vực ASEAN, Indonesia là nước có số người tham gia tiêm phòng nhiều nhất (13,7 triệu người) nhưng Singapore lại là nước có tỷ lệ tiêm phòng đủ các mũi vắc xin COVID-19 lớn nhất, khoảng 22% dân số.

Số người đã tham gia chương trình tiêm phòng vắc xin COVID-19 các nước khu vực ASEAN (tính đến 13/5)

Vắc xin COVID-19: Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 7.

Tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin COVID-19 tại các nước ASEAN.

Vắc xin COVID-19: Hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19 - Ảnh 8.

 

Diệp Bình