|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng NN&PTNT: Tiềm năng chè và cà phê tại Trung Quốc còn rất lớn

13:12 | 14/10/2019
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định chè, cà phê là hai sản phẩm có tiềm năng rất lớn tại Trung Quốc bởi: "Khó có sản phẩm gì tạo ra hương vị, sự đam mê cuốn hút như chè và cà phê..."

Dự địa phát triển chè, cà phê tại Trung Quốc còn lớn

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc hợp tác sản xuất và tiêu thụ chècà phê, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết Trung Quốc là thị trường khổng lồ trong khi Việt Nam có sức sản xuất nông nghiệp lớn không, chỉ đáp ứng cơ bản cho 100 triệu dân mà còn xuất khẩu hơn 40 tỉ USD ra nước ngoài. 

ảnh_Viber_2019-10-14_12-50-49

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc hợp tác sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê. Ảnh: ĐQ

Riêng đối với chè, cà phê là hai sản phẩm có tiềm năng rất lớn tại Trung Quốc bởi theo Bộ Trưởng: "Khó có sản phẩm gì tạo ra hương vị, sự đam mê cuốn hút như chè và cà phê. Đến giờ phút này chưa có nông sản nào tạo ra sự kích thích sáng tạo, chăm sóc sức khỏe như hiện nay".

Tổng sản lượng cà phê trên thế giới là 9 triệu tấn hạt, tạo giá trị đồ uống 300 tỉ USD. Việt Nam đứng thứ hai thế giới khi sản xuất được gần 2 triệu tấn trong số 9 triệu tấn hạt đó, đem về giá trị 3,2 tỉ USD. 

Trung Quốc là thị trường khổng lồ

Riêng đối với tiềm năng tiêu thụ tại Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng và tốc độ đô thị hóa nhanh nên việc sử dụng chè và cà phê tại thị trường ngày càng tăng cao. 

Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ là thị trường nhập khẩu xếp thứ 12 về cà phê với kim ngạch trên 109 triệu USD và đứng thứ 4 về chè của Việt Nam đạt kim ngạch gần 20 triệu USD. 

Đối với mặt hàng chè, cả thể giới có 4,2 triệu ha với sản lượng đạt 5 triệu tấn. Trung Quốc đứng vị trí số 1 với 2,9 triệu ha, mỗi năm thu khoảng 2 tỉ USD trong chuỗi giá trị 8 tỉ USD trên toàn thế giới.

Đối với Việt Nam, đứng thứ 7 về diện tích và thứ 5 về sản lượng trên toàn thế giới và có điều kiện thuận lợi về khí hậu.

Bộ trưởng nhấn mạnh về tiềm không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở thị trường toàn cầu.

"Hai bên phối hợp về chế biến, phát triển thị trường không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà hướng tới thị trường 7 tỉ dân trên toàn cầu".

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú cho biết hiện nay nhu cầu cầu chè, cà phê của Trung Quốc rất lớn do dân số đông, lên tới 1,4 tỉ người, cộng thêm khối lượng khách du lịch mỗi ngày.

Bộ trưởng Hàn Trường Phú cho biết đã có nhiều doanh nghiệp cà phê, chè Việt Nam sang Trung Quốc tìm đối tác.

"Chúng tôi mong muốn thời gian tới, hai nước tăng cường thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chè, cà phê chất lượng, có thương hiệu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng", Bộ trưởng Hàn Trường Phú cho biết.

Hoạt động chế biến cà phê, chè đã có chuyển biến

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết hiện nay tình hình áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững, nông dân trồng cà phê theo tiêu qui trình công nghệ, kinh nghiệm truyền thống chiếm 57,3%. 

Tỉ lệ áp dụng qui trình sản xuất và chế biến cà phê tiêu chuẩn quốc tế UTZ đạt 11%…

Công nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam có nhiều khởi sắc với 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, công suất thực tế đạt hơn 1,2 triệu tấn. Đối với cà phê hòa tan, hiện có 8 nhà máy qui mô lớn với công suất thiết kế đạt hơn 36.400 tấn/năm và công suất thực tế đạt gần 98%.

Hiện tại, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai thế giới và dẫn đầu toàn cầu về cà phê robusta. 

Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu được gần 1.9 triệu tấn cà phê, trị giá 3.5 tỉ USD, tăng gần 20% về lượng, tăng 1% về trị giá so với năm 2017.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, năm 2018, diện tích chè Việt Nam đạt khoảng 125.000 ha, năng suất 90 tạ/ha và sản lượng đạt gần 1 triệu tấn. 

Cả nước hiện có 257 doanh nghiệp chế biến chè qui mô công nghiệp. Trong đó 20% đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, 60% trung bình, 20% không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

H.Mĩ

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.