|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Không níu giữ các DN không hoặc ít có nhiệm vụ quân sự quốc phòng

11:34 | 12/07/2017
Chia sẻ
Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo, rà soát, bàn giao cho các địa phương, khu kinh tế phần đất quốc phòng chưa sử dụng ngay vào mục đích quốc phòng để tham gia phát triển kinh tế xã hội theo luật định và quy hoạch của địa phương.
bo truong ngo xuan lich khong niu giu cac dn khong hoac it co nhiem vu quan su quoc phong
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch

Sáng nay (12/7), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch có buổi làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng nhấn mạnh mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, đồng thời nêu đề án đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp quân đội.

Theo Bộ trưởng, Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp quân đội, dự kiến sẽ được Thủ tướng phê duyệt đề án. Quan điểm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng là kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn, thậm chí giải thể các doanh nghiệp kinh tế thương mại thuần túy, không hoặc ít có nhiệm vụ quân sự quốc phòng. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc phòng cần phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quốc phòng.

Bộ trưởng cho biết, theo đề án trình Chính phủ, Bộ sẽ chỉ còn nắm giữ cổ phần tại 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, rà soát, bàn giao cho các địa phương, khu kinh tế phần đất quốc phòng chưa sử dụng ngay vào mục đích quốc phòng để tham gia phát triển kinh tế xã hội theo luật định và quy hoạch của địa phương.

Bộ trưởng nhấn mạnh, toàn quân thực hiện chủ trương tham gia sản xuất xây dựng kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là chủ trương chung, nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng nêu tại Báo cáo chính trị Đại hội XII vừa qua, Đảng đã chỉ rõ mối quan hệ giữa kinh tế - văn hóa - xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng - an ninh với kinh tế - xã hội - văn hóa trong từng vùng chiến lược, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng khẳng định xây dựng kế hoạch, triển khai cơ cấu, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp vũ trang, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lực lượng vũ trang chủ động tham gia kinh tế, thực hiện tốt sản xuất kinh doanh kết hợp với quốc phòng an ninh.

Quán triệt quan điểm này, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, tham gia xây dựng phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng, khẳng định sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng là một trong những chức năng, nhiệm vụ chiến lược lâu dài của quân đội, phấn đấu là một nguồn lực quan trọng thực hiện xây dựng mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, tham gia xây dựng kinh tế là chức năng cơ bản, truyền thống tốt đẹp của quân đội.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, Bộ Quốc phòng có một số thương hiệu uy tín như Viettel, Tân Cảng, Công ty trực thăng, Ngân hàng Quân đội. Theo Bộ trưởng, nhiệm vụ tham gia sản xuất xây dựng kinh tế đã, đang là một chức năng nhiệm vụ của Quân đội. Quan điểm nhất quán này, nhiệm vụ này được quán triệt xuyên suốt trong mọi thời kỳ.

bo truong ngo xuan lich khong niu giu cac dn khong hoac it co nhiem vu quan su quoc phong 'Quân đội làm kinh tế không chỉ là chính sách mà còn là triết lý quốc phòng'

VietnamFinance trích đăng ý kiến của Giáo sư Đặng Hùng Võ về vấn đề "quân đội làm kinh tế đã và đang làm nóng dư ...

bo truong ngo xuan lich khong niu giu cac dn khong hoac it co nhiem vu quan su quoc phong Không thể lợi dụng danh nghĩa quân đội để trục lợi

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thẳng thắn trao đổi với Tuổi Trẻ về một số dư luận nổi lên gần đây ...

Khổng Chiêm

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.