|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo xác minh việc tốn 20.000 USD xin giấy phép xuất khẩu gạo

21:22 | 23/02/2017
Chia sẻ
Bộ Công Thương cho biết, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo thành lập Đoàn xác minh nhằm làm rõ sự việc xin giấy phép xuất khẩu gạo tốn kinh phí không dưới 20.000 USD như báo chí đã phản ánh.
bo truong cong thuong chi dao xac minh viec ton 20000 usd xin giay phep xuat khau gao
Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo xác minh việc tốn 20.000 USD xin giấy phép xuất khẩu gạo. Ảnh: TBKTSG.

Ngay sau khi một số báo hôm nay (23/2) phản ánh tình trạng xin giấy phép xuất khẩu gạo phải tốn không dưới 20.000 USD, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Thanh tra lập đoàn xác minh vụ việc trên vào chiều cùng ngày.

Đồng thời, Bộ trưởng giao Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trực tiếp chỉ đạo, làm việc cụ thể với các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan để xác minh, làm rõ sự việc mà các báo đã nêu.

Cụ thể, ngày 23/2, một số báo điện tử (như VietnamNet, Dân Việt, Người Lao Động ...) có đăng tải ý kiến phát biểu của ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC tại Tọa đàm về đề xuất sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tổ chức chiều 22/2 tại TP HCM.

Ông Nam cho biết, mỗi lần xin phép thì tốn mấy chục nghìn USD, không dưới 20.000 USD. Các báo trích dẫn: “Lý do là mỗi lần xin là “mấy chục ngàn đô”, rất lãng phí... chủ trì tọa đàm hỏi về chi phí xin giấy phép và được vị đại diện này khẳng định “không dưới 20.000 USD”.

Bộ Công Thương sẽ tiến hành xác minh và tiếp tục thông tin về vụ việc.

Việc xin giấy phép xuất khẩu gạo không tốn ít hơn 20.000 USD đang là thông tin gây xôn xao nhất tại cuộc toạ đàm lấy ý kiến về sửa đổi Nghị định 109 của Chính phủ về xuất khẩu gạo.

Thái Hoàng

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.