|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công Thương bỏ ý định bắt siêu thị phải mở cửa đến 22h

20:42 | 28/06/2018
Chia sẻ
Bộ Công Thương dừng xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối. - Môi trường kinh doanh.
bo cong thuong bo y dinh bat sieu thi phai mo cua den 22h Bộ Công Thương dừng xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, ngày 27/6, Văn phòng Bộ Công Thương đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về việc xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối.

"​Căn cứ sự cần thiết và thực tiễn quản lý hiện nay, đề nghị Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Vụ Pháp chế dừng xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối", văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ.

Như vậy dự thảo Nghị định với một loạt các quy định vấp phải sự phản đối của dư luận được công bố hồi đầu tháng 6 về phát triển và quản lý ngành phân phối (các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm…) sẽ được dừng lại.

Theo dự bảo trước đó, quy định siêu thị, trung tâm thương mại phải mở tất cả ngày trong tuần kể cả ngày lễ, tối thiểu từ 10h đến 22h, siêu thị phải có diện tích kinh doanh từ 250 m2 đến 10.000 m2.

Cũng theo dự thảo Nghị định, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá trong một năm, các đợt giảm giá phải được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền, mỗi đợt giảm giá phải diễn ra trong tối thiểu 30 ngày.

Trong văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, Bộ Công Thương đang can thiệp quá sâu vào vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa kể một số quy định có bóng dáng của việc “cài” các giấy phép con.

Văn bản của VCCI cho rằng quy định “thời gian mở cửa: siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối” là can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vấn đề của thị trường, Nhà nước không cần và không nên can thiệp.

Xem thêm

N. A.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.