|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Big 4 ngân hàng năm 2021: Huy động vốn chậm lại, các chỉ tiêu an toàn vốn vẫn được đảm bảo

07:18 | 14/10/2022
Chia sẻ
Kết quả kinh doanh của các NHTM Nhà nước năm 2021 ghi nhận tăng trưởng so với năm 2020. Nhìn chung hoạt động tín dụng vẫn đạt được tăng trưởng tích cực, huy động vốn có phần chậm lại nhưng chỉ các tiêu an toàn vốn vẫn được đảm bảo.

Huy động vốn chậm lại

Theo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp toàn quốc năm 2021,khối ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank được nhận định có hoạt động tín dụng vẫn đạt tăng trưởng tích cực, huy động vốn có phần chậm lại.

Cụ thể, về huy động vốn, đến cuối năm 2021, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (tổng nguồn vốn) của khối NHTM Nhà nước đạt 6,37 triệu tỷ đồng, tăng 645.934 tỷ đồng (11,27%) so với cuối năm 2020, cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ở nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành giấy tờ có giá.

Trong đó các khoản nợ Chính phủ và NHNN đạt 69.519 tỷ đồng, giảm 38.079 tỷ đồng (35,39%) so cuối năm 2020.

Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của khách hàng đạt 5,22 triệu tỷ đồng, tăng 567.872 tỷ đồng (12,2%) so với cuối năm 2020. Phát hành giấy tờ có giá đạt 234.154 tỷ đồng, tăng 49.429 tỷ đồng (26,76%) so cuối năm 2020. Nguồn vốn huy động thị trường II đạt 339.819 tỷ đồng, tăng 28.719 tỷ đồng (9,23%) so với cuối năm 2020.

Về sử dụng vốn, tiền gửi tại NHNN của 4 ngân hàng này trong năm 2021 đạt 262.689 tỷ đồng, tăng 13.787 tỷ đồng (5,54%) so với cuối năm 2020. Tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác đạt 665.390 tỷ đồng, tăng 91.093 tỷ đồng (15,86%) so với cuối năm 2020.

 Ảnh minh họa

Hoạt động tín dụng vẫn đạt được tăng trưởng 

Ngoài ra về tín dụng, đến cuối năm 2021, dư nợ cho vay khách hàng đạt 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 436.003 tỷ đồng (10,41%) so với cuối năm 2020. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ xấu năm 2021 là 58.451 tỷ đồng, chiếm 1,23% so với tổng dư nợ cho vay khách hàng, tăng 970 tỷ đồng (1,69%) so cuối năm 2020.

Về nợ xấu cho vay, tổng nợ xấu năm 2021 là 58.451 tỷ đồng, tăng 970 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng 1,69%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 là 1,23% (giảm 9% so với năm 2020).

Đối với chất lượng tín dụng, khối NHTM Nhà nước tiếp tục chú trọng thực hiện quyết liệt các biện pháp để nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng một cách thực chất. Hoạt động thu hồi nợ xấu và các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được kết quả tốt.

Đến cuối năm 2021, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 09 và Quyết định 780 của khối NHTM Nhà nước là 4.034 tỷ đồng, giảm 645,8 tỷ đồng so với năm 2020 (tương đương 13,8%).

Trong đó các ngân hàng giảm dần số dư các khoản nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ (VietinBank giảm 227,24 tỷ đồng; Vietcombank giảm 247,3 tỷ đồng; Agribank giảm 2.084 tỷ đồng).

Ngoài ra, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) đến cuối năm 2021 là 255.600 tỷ đồng.

Trong năm 2021, các NHTM Nhà nước đạt kết quả khá tích cực trong xử lý nợ xấu trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, góp phần kiểm soát nợ xấu của từng ngân hàng nói riêng và kiểm soát nợ xấu của toàn hệ thống nói chung, cụ thể

Tổng số nợ xấu của các NHTM Nhà nước được xử lý trong năm 2021 thông qua các hình thức là khách hàng trả nợ, bán phát mại tài sản; trích lập dự phòng đạt 59.506 tỷ đồng, giảm 9.948 tỷ đồng (14,32%) so cuối năm 2020. Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro 38.912 tỷ đồng, giảm 11.019 tỷ đồng (22,07%).

Tổng doanh thu của 4 ngân hàng đạt 452.238 tỷ đồng, tăng 9.513 tỷ đồng (2,15%) so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi tổng chi phí đạt 380.116 tỷ đồng, giảm 1.434 tỷ đồng (0,38%) so với cùng kỳ năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế khối NHTM Nhà nước đạt 71.367 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 57.265 tỷ đồng, tăng 17,4%.

Huyen Vi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.