|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Biến động thượng tầng chưa dứt, lợi nhuận Eximbank giảm 51% trong quý II, nợ xấu tăng 54%

19:29 | 28/07/2023
Chia sẻ
Nhiều mảng kinh doanh sụt giảm cùng với chi phí dự phòng tăng khiến cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm mạnh trong quý II.

 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Ảnh: Eximbank).

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) công bố báo cáo tài chính quý II với kết quả không mấy khả quan khi nhiều hoạt động giảm sút khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm 51% so với cùng kỳ chỉ đạt 534 tỷ đồng trong quý.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần, nguồn thu chính của ngân hàng, giảm 22,8% mang về 1.094 tỷ đồng; lãi thuần từ đầu tư chứng khoán giảm 95% so với cùng kỳ với 4,5 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 0,4%; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm gần 73%.

Kinh doanh ngoại hối là một trong hai mảng ghi nhận tăng trưởng lãi thuần mang về hơn 184 tỷ đồng, tăng 55,3% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Eximbank ghi nhận giảm 41,8% trong khi chi phí dự phòng rủi ro lại tăng gần 37% lên 177,8 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế tiếp tục sụt giảm.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Eximbank lãi trước thuế 1.405 tỷ đồng, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm trước, mới thực hiện được 28% kế hoạch đề ra trước đó (5.000 tỷ đồng cho cả năm 2023).

 

 Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản của Eximbank đạt 190.301 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối năm trước, trong đó cho vay khách hàng tăng khá khiêm tốn chỉ ở mức 1%. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến cho thu nhập lãi thuần của ngân hàng sụt giảm trong nửa đầu năm.

Số dư tiền gửi khách hàng của Eximbank đạt 154.278 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm trước và bằng 117% so với số dư cho vay ra.

Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh 54,5% với 3.625 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 1,8% cuối năm trước lên 2,75% vào cuối quý II.

Ngân hàng tuyển dụng thêm khoảng 400 nhân sự nhưng mức chi bình quân cho nhân viên lại giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ.

 

Diệp Bình

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.