Cổ phiếu BIDV biến động mạnh trước vụ bán vốn cho KEB Hana Bank
Soi cơ cấu nợ xấu các 'ông lớn' ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank | |
KEB Hana Bank sắp trở thành cổ đông chiến lược của BIDV |
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Ảnh: BIDV) |
Cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có ba phiên liên tiếp tăng điểm mạnh, trong đó có hai phiên tăng kịch trần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (2/11), thị giá cổ phiếu BID dừng ở 32.450 đồng/cp, tăng 17,6 % so với mức giảm thấp nhất trong 2 tháng vào ngày 30/10 tại 27.600 đồng/cp. Trước đó, BID đã có 6 phiên giảm điểm sau khi VN-Index giảm mạnh do ảnh hưởng của chứng khoán Mỹ.
Có thể nhận thấy, nhà đầu tư đang trở nên lạc quan hơn với cổ phiếu này khi thông tin BIDV chuẩn bị bán hơn 17% vốn cho đối tác chiến lược ngân hàng Hàn Quốc KEB Hana Bank công bố vào ngày 31/10.
Thông tin về việc mua cổ phần BIDV của KEB Hana đã được tiết lộ từ tháng 3/2018, tuy nhiên sau một khoảng thời gian dài sau đó lại không có bất kì tin tức mới nào về thoả thuận hai bên. Cùng với việc các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước gặp khó khăn trong việc bán vốn cho đối tác nước ngoài khiến các nhà đầu tư trở nên lo ngại việc thất bại của thương vụ.
Do đó, thông tin lần này của BIDV đã gỡ được một "nút thắt" đối với tâm lý nhà đầu tư, đồng thời tạo sự lạc quan hơn đối với kế hoạch bán vốn của các NHTM Nhà nước khác.
Diễn biến cổ phiếu BID trong 3 tháng gần nhất (Nguồn: VNDirect) |
Cụ thể, BIDV dự kiện phát hành khoảng 603,3 triệu cổ phần, tương đương 17,65% vốn điều lệ hiện tại (34.187 tỉ đồng) và 15% qui mô vốn điều lệ sau phát hành. Dự kiến sau khi phát hành hoàn tất cổ đông nhà nước sẽ giảm tỉ lệ sở hữu từ 95,28% (hiện tại) xuống 80,99% vốn điều lên; KEB Hana Bank sẽ nắm 15%. Khi đó, vốn điều lệ của BIDV sẽ nâng lên 40.220 tỉ đồng.
Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2018 - 2019. KEB Hana Bank sẽ không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày lần đầu tiên trở thành cổ đông của BIDV theo qui định.
Trước đó, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã lo ngại rằng với một ngân hàng có tỉ lệ CAR tháp như BIDV và nếu không có kế hoạch tăng vốn cấp 1 sẽ phải đối mặt với áp lực vận hành và duy trì vốn tự có trên 9%.
Theo phân tích của VCSC, NIM của BIDV đã giảm trong quí III do hạn chế từ hoạt động cho vay bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Lợi suất danh mục cho vay khách hàng giảm còn 7,82% trong quí III từ 8% trong quí II (cùng kì năm trước là 8,9%).
Thu nhập từ thu hồi các khoản nợ đã xử lý tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập ngoài lãi với xấp xỉ hơn 1 nghìn tỉ đồng được ghi nhận trong quí III.