|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bị phạt 11 lỗi: Ý kiến của Con Cưng

07:35 | 18/09/2018
Chia sẻ
Công ty này đã có thư cám ơn gửi lãnh đạo Bộ Công Thương, các thành viên đoàn kiểm tra Bộ Công Thương và Chi cục Quản lý thị trường TP HCM.
bi phat 11 loi y kien cua con cung Con Cưng bị phạt 250 triệu vì 11 vi phạm
bi phat 11 loi y kien cua con cung Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra lại quy trình vụ Con Cưng
bi phat 11 loi y kien cua con cung

Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương ngày 13-9 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 250 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Con Cưng do đơn vị này có 11 lỗi vi phạm.

Thừa nhận có một số sai sót

Ngày 17-9, báo Pháp Luật TP.HCM liên hệ với bà Nguyễn Hồng Liễu (Trưởng bộ phận pháp lý hành chính, Công ty Con Cưng) để có thêm thông tin. Trả lời qua email, bà Hồng Liễu khẳng định ngày 14-9 công ty đã nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục QLTT, căn cứ theo kết luận ngày 17-8 của Bộ Công Thương.

“Ngày 17-8-2018, Bộ Công Thương kết luận công ty đã chấp hành các quy định pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và tất cả hàng hóa được kiểm tra có đầy đủ nguồn gốc, hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó, công ty tồn tại một số sai sót hành chính trong quá trình vận hành” - bà Liễu trả lời.

Chúng tôi hỏi rõ, cụ thể “một số sai sót hành chính trong quá trình vận hành” ở đây là gì, liệu có phải là 11 lỗi vi phạm theo quyết định của Cục QLTT hay không… thì bà Liễu không trả lời. Song bà Liễu vẫn khẳng định: “Chúng tôi kinh doanh hàng hóa chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy định của pháp luật. Và kết luận kiểm tra của Bộ Công Thương một lần nữa đã khẳng định điều đó” .

bi phat 11 loi y kien cua con cung
Cửa hàng Con Cưng trên đường Phạm Hùng, TP.HCM. Ảnh: HTD

Đoàn kiểm tra: “Không trù úm doanh nghiệp”

Cùng ngày, PV đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Cục QLTT để làm rõ thêm một số nội dung trong quyết định xử phạt nhưng cả ông Trịnh Văn Ngọc (cục trưởng) lẫn ông Trần Hùng (cục phó) đều không nghe điện thoại.

Còn một thành viên trong đoàn kiểm tra, xử lý các vi phạm tại Công ty Con Cưng cho biết: Đoàn kiểm tra đã thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm, đúng theo quy định pháp luật. Đoàn đã chỉ ra các vi phạm để công ty khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi chính đáng, uy tín thương hiệu của công ty. Việc xử lý các vi phạm của Công ty Con Cưng căn cứ theo các nghị định của Chính phủ, từng hành vi vi phạm đều có căn cứ theo quy định để xử lý.

PV đặt câu hỏi: Vì sao ban đầu lãnh đạo Cục QLTT xác định Con Cưng có bảy vi phạm, sau đó là ba vi phạm, còn quyết định xử phạt là 11 vi phạm? Vị này cho biết quyết định xử phạt hành chính là tổng hợp các vi phạm liên quan và đúng theo quy định tại các nghị định. “Tôi khẳng định đoàn kiểm tra không có bao che hay trù úm. Việc kiểm tra là giúp doanh nghiệp biết hạn chế trong quản lý và làm tốt hơn theo đúng tinh thần Nghị quyết 35 và Chỉ thị 20 của Chính phủ”.

Được biết ngày 29-8, chủ tịch HĐQT Công ty Con Cưng đã có thư gửi lãnh đạo Bộ Công Thương cùng các thành viên đoàn kiểm tra Bộ Công Thương, Chi cục QLTT TP.HCM. “Trong suốt quá trình kiểm tra, công ty nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thành viên trong đoàn kiểm tra, hỗ trợ của Chi cục QLTT TP.HCM… đã giúp công ty phát hiện các vấn đề tồn tại cần khắc phục” - bức thư viết.

7, 3 hay 11 vi phạm?

+ Theo quyết định xử phạt ngày 13-9 của Cục QLTT, Công ty Con Cưng vi phạm 11 lỗi sau:

1. Không gắn tên địa điểm kinh doanh tại địa điểm kinh doanh (phạt 10 triệu đồng).

2. Thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định về thông tin phải thông báo công khai, hoặc không thực hiện đúng các quy định về cách thức thông báo các thông tin phải thông báo công khai khi thực hiện chương trình khuyến mãi (phạt 40 triệu đồng).

3. Thực hiện không đúng chương trình khuyến mãi đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (phạt 80 triệu đồng).

4. Thực hiện không đúng các nội dung của chương trình khuyến mãi đã thông báo với khách hàng đối với chương trình khuyến mãi (phạt 40 triệu đồng).

5. Không thông báo sửa đổi, bổ sung theo quy định khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng sau khi đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền (phạt 20 triệu đồng).

6. Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về hàng hóa dịch vụ, giá cả vận chuyển giao nhận, phương thức thanh toán và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử (phạt 2 triệu đồng).

7. Không hiển thị cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin trên website (phạt 10 triệu đồng).

8. Kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về ngôn ngữ sử dụng, giá trị hàng hóa vi phạm là 56 triệu đồng (phạt 12,5 triệu đồng).

9. Kinh doanh hàng hóa có nhãn hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 8,2 tỉ đồng (phạt 27,5 triệu đồng).

10. Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trị giá hàng hóa vi phạm là 24.862.000 đồng (phạt 8,5 triệu đồng).

11. Kinh doanh hàng hóa trên nhãn có thông tin khác không đúng bản chất về hàng hóa đó, trị giá hàng hóa vi phạm là 68.238.000 đồng (phạt 17,5 triệu đồng).

Tổng số tiền phạt là 250 triệu đồng. Công ty Con Cưng được trả lại hàng hóa đang bị tạm giữ mà không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu theo quy định.

Xem thêm

Nhóm PV

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.