Bất thường văn bản của tỉnh Khánh Hòa về chuyển nhượng vốn góp DN đầu tư dự án
SonKim Land cùng Quốc Lộc Phát đầu tư phát triển ba tòa tháp ở Thủ Thiêm | |
Tháng cuối năm, nhà đầu tư đang chú ý những cổ phiếu nào? |
Ngày 27/11, UBND tỉnh Khánh Hòa ra văn bản số 12143/UBND-KGVX v/v tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư ngoài ngân sách lĩnh vực du lịch trên địa bàn, trong đó văn bản có nội dung đề cập đến một số các quy định được cho là gây ra rào cản cho hoạt động đăng ký kinh doanh và chuyển nhượng vốn góp của doanh nghiệp.
Dự án Nha Trang Sao đã bị thu hồi do chậm tiến độ. (Ảnh: Khải An) |
Để làm rõ hơn nhiều vấn đề liên quan đến văn bản trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Sơn Tùng, luật sư điều hành Legal United Law.
Thưa luật sư, ông đánh giá như thế nào về việc UBND tỉnh Khánh Hòa ra văn bản số 12143/UBND-KGVX?
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng: Đọc qua văn bản này, tôi nhận thấy nếu văn bản này được đưa vào áp dụng trong thực tế thì sẽ gây rào cản nhất định đến hoạt động đăng ký kinh doanh.
Đồng thời, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thay đổi, điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh có liên quan đến thay đổi thành viên, thay đổi cổ đông do hoạt động chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần trong doanh nghiệp.
Điều này, sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường đầu tư và kinh doanh tại tỉnh Khánh Hòa nói chung cũng như đến quyền lợi của các doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
Vậy văn bản số 12143/UBND-KGVX nhằm điều chỉnh nội dung gì và nhắm vào đối tượng nào?
Nội dung điều chỉnh của văn bản này đã thể hiện rõ hai phần, phần thứ nhất về việc cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương dự án đầu tư; và phần thứ hai về ngăn ngừa, chuyển nhượng dự án không đúng quy định.
Đối tượng áp dụng không phải là mọi doanh nghiệp có trụ sở có tại tỉnh Khánh Hòa mà là những doanh nghiệp có đề xuất về giãn tiến độ đầu tư, điều chỉnh tiến độ dự án, điều chỉnh dự án đầu tư (nói chung là có liên quan đến thay đổi mốt số nội dung trong giấy chứng nhận đầu tư hay dự án đầu tư).
Ngoài ra, còn liên quan đến thay đổi, điều chỉnh đăng ký kinh doanh, thay đổi, điều chỉnh cổ đông, thành viên góp vốn đối với các doanh nghiệp liên quan đến các dự án đầu tư bị chậm tiến độ, vi phạm hoặc đang bị xử lý vi phạm quy định về lĩnh vực kế hoạch đầu tư.
Dự án khu dân cư Cồn Tân Lập được là chuyển nhượng sai qui định. (Ảnh: Khải An) |
Xin ông có thể nói rõ hơn về căn cứ và tính pháp lý của văn bản này?
Tôi không được biết, dựa vào cơ sở pháp lý nào để UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản chứa đựng một số nội dung được cho là mâu thuẫn và trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trung ương.
Văn bản này đã quy định “trước khi giải quyết cho phép thay đổi, điều chỉnh đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi, điều chỉnh cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn liên quan đến các dự án đầu tư có vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ, vi phạm hoạt đang bị xử lý vi phạm quy định về lĩnh vực kế hoạch đầu tư, do UBND tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, yêu cầu Sở Kế hoạch phải kiểm tra, lấy ý kiến các ngành liên quan và báo các UBND tỉnh cho ý kiến”.
Quy định này, rõ ràng là kéo dài thời gian, thêm thủ tục pháp lý, thêm hồ sơ, giấy tờ không cần thiết đối với hoạt động đăng ký thay đổi, đăng ký điều chỉnh cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của quy định nêu trên.
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng - luật sư điều hành Legal United Law. |
Luật doanh nghiệp đã thể hiện rõ nguyên tắc về tự do kinh doanh, tự do đầu tư trong đó có quyền tự do chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần.
Trong nhiều năm nay, để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, tránh gây khó khăn, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp trong hoạt động đăng kỳ kinh doanh, Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng đã có quy định rõ nguyên tắc “cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định”.
Theo quan điểm cá nhân, tôi đánh giá căn cứ và tính pháp lý của nội dung văn bản này, ít nhất là liên quan đến nội dung cụ thể của quy định bên trên, là không ổn và không thật sự vững chắc về cơ sở và căn cứ pháp lý.
Vậy theo luật sư, văn bản này sẽ có những các tác động ra sao?
Thật ra, không phải chỉ đến khi ban hành văn bản này mà trước đó tại tỉnh Khánh Hòa, theo như tôi được biết, vài tháng trước đây đã tồn tại quan điểm và thực tế áp dụng pháp luật tại tỉnh này là không cho phép chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với các doanh nghiệp bị chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng thời gian sắp tới nếu UBND tỉnh Khánh Hòa không có các sửa đổi kịp thời thì sẽ có phát sinh các trường hợp tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh liên quan đến nhu cầu này chuyển nhượng vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp thuộc đối tượng bị điều chỉnh bởi văn bản số 12143/UBND-KGVX ngày 17/11/2018 nêu trên. Và những dạng tranh chấp này, có thể lôi kéo cả UBND tỉnh vào cuộc.
Với quy định bên trên, vô hình trung sẽ tạo nên các “giấy phép con” hay các “đòi hỏi ngoại lệ” về đăng ký kinh doanh, điều này đi trái ngược với tinh thần và công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam mà Chính phủ đang từng ngày, từng giờ quyết tâm để cải thiện.
Đồng thời, cũng sẽ có một số doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của văn bản này vì không muốn bị ảnh hưởng bởi quy định tại phần thứ hai của 12143/UBND-KGVX nên cũng sẽ chuyển trụ sở khỏi địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cho tỉnh và ảnh hưởng đến chỉ số cạnh tranh, mất đi tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của tỉnh.
Văn bản 12143/UBND-KGVX do ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND Khánh Hòa ký ngày 27/11/2018 được cho là sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại địa phương này. (Ảnh: Khải An) |
Chắc hẳn văn bản này vẫn có nhiều khía cạnh tích cực?
Điểm tích cực của văn bản này, tôi cho rằng là UBND tỉnh Khánh Hòa mong muốn thống nhất về quy trình để xử lý và xây dựng các quy định mới nhằm thống nhất thực hiện bằng việc đưa ra yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác thuộc tỉnh để kiểm tra, rà soát các quy định hiện hành, và các vướng mắc trong thực tế để nghiên cứu, tham mưu bãi bỏ các quy định không còn phù hợp.
Ngoài ra, tôi cho rằng UBND tỉnh Khánh Hòa cũng vì mong muốn kiểm soát, hạn chế và quản lý được việc chuyển nhượng dự án khi chưa hội đủ điều kiện chuyển nhượng bằng việc đưa ra các yêu cầu khắc khe, có nội dung được cho là trái luật đối với các doanh nghiệp có nhu cầu và hoạt động chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Theo tôi, muốn đạt mục đích này, UBND tỉnh Khánh Hòa cần lựa chọn giải pháp khác, thay vì can thiệp trái với luật và trái với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Vậy, nếu văn bản này được cho là trái luật thì “số phận” của văn bản này sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?
Văn bản này chỉ có một phần nội dung theo tôi bị cho là trái luật, tuy nhiên tình trạng các cơ quan nhà nước cấp Trung ương lẫn địa phương ban hành văn bản trái luật được cho là khá phổ biến hiện nay chứ không riêng gì ở tỉnh Khánh Hòa với văn bản nêu trên.
Việc phát hiện ra văn bản trái luật được ban hành (trái về nội dung hay thẩm quyền) cần được thông báo ngay đến Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật thuộc Bộ Tư pháp để có ý kiến. Tuy nhiên, cơ quan này không có thẩm quyền quyền kiểm tra, kết luận về tính hợp pháp của các văn bản hành chính này sau khi đã ban hành.
Hiện nay, chúng ta đã có Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (ngày 14/5/2016) và trong đó Chương VIII của Nghị định này có quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Và theo đó, người ban hành, cơ quan ban hành văn bản bị coi là trái luật sẽ bị người có thẩm quyền kiểm tra văn bản kiến nghị kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật gây ra đồng thời sẽ xem xét, quyết định hình thức xử lý đối với cơ quan, người đã ký ban hành văn bản bị cho là trái luật.
Cũng cần lưu ý là đối với các văn bản trái luật, chúng có thể được xử lý bằng các hình thức như đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ văn bản sai trái, đính chính văn bản nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản.
Xin cám ơn luật sư!
Cổ đông sáng lập Sông Đà 1 sẽ không bao che nếu Sông Đà Nha Trang có dấu hiệu trái pháp luật
Ngày 12/12, Công ty CP Sông Đà 1 (SDD1), thành viên sáng lập Công ty CP Sông Đà – Nha Trang (SĐNT), tiếp tục tổ ... |
Du lịch Khánh Hòa gần cán mốc 18.500 tỷ đồng trong 10 tháng
Tính chung 10 tháng năm 2018, tổng doanh thu du lịch từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn Khánh ... |
Sông Đà 1 công bố sai phạm của lãnh đạo Sông Đà Nha Trang: Công ty đã ở ngưỡng phá sản, khiếu kiện tràn lan
Ngày 30/10, CTCP Sông Đà 1 (SĐ 1) tổ chức họp báo tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa để công bố những sai phạm ... |