|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tháng cuối năm, nhà đầu tư đang chú ý những cổ phiếu nào?

07:00 | 16/12/2018
Chia sẻ
Tuần từ 10 đến 14/12, chỉ số VN-Index ghi nhận 4 phiên giảm điểm và 1 phiên tăng điểm trước diễn biến tiêu cực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép. Đáng chú ý, cổ phiếu TCB được giao dịch thỏa thuận hơn 2.580 tỉ đồng. Trong khi đó, SAB và VNM có ảnh hưởng tích cực nhất đến thị trường.
thang cuoi nam nha dau tu dang chu y nhung co phieu nao Sóng cổ phiếu penny cuối năm

Kết phiên 14/12, VN-Index giảm 6,55 điểm (0,68%) so với cuối tuần trước về mức 952,04 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa tuần ở mức 106,65 điểm, giảm 0,49 điểm (0,46%). Các mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index tuần qua là CTG, VCB và HPG. Ngược lại, các mã có ảnh hưởng tích cực nhất ghi nhận TCB, SAB và VNM.

Thanh khoản bình quân tuần qua đạt gần 198 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE, giảm so với mức 204 triệu của tuần trước. Khối ngoại có tuần bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 230 tỉ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu TCB của Techcombank được thỏa thuận trao tay gần 99 triệu cổ phiếu, tổng cộng hơn 2.850 tỉ đồng trong tuần.

Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm 2% do việc nhiều cổ phiếu trong ngành giảm điểm. Trong số đó, các cổ phiếu giảm mạnh nhất là CTG, VPB và TPB với mức giảm lần lượt 7,1%, 3,9% và 3,6%.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm 1,7% do việc VCI, HCM và VND giảm lần lượt 5,2%, 3,6% và 2,7%. Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng giảm nhẹ 0,07% do DXG, NLG và VRE giảm điểm. Bên cạnh đó, ngành dầu khí, dệt may tăng khá tích cực nhưng thép và công nghiệp đa ngành đều đi xuống.

thang cuoi nam nha dau tu dang chu y nhung co phieu nao

Trên sàn HOSE, cổ phiếu TTE (CTCP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh) tăng mạnh nhất nhờ 4 phiên tăng trần trong tuần. Ngoài ra, KAC (CTCP Địa ốc Khang An) cũng ghi nhận nhiều phiên tăng trần liên tiếp.

Ngày 10/12, Trường Thịnh đưa hơn 28 triệu cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE với giá tham chiếu 13.500 đồng/cp. Ngay 14/12, công ty cũng thực hiện chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức 2017 bằng tiền tỉ lệ 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 600 đồng. Thời gian thanh toán vào 20/12/2018.

Ở diễn biến ngược lại, HVH (CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC) gảm mạnh nhất. Trong khi đó, cổ phiếu này dẫn đầu đà tăng trong tuần trước với hơn 36%. Cổ phiếu ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros) cũng giảm 5 phiên liên tiếp trong tuần, trước khi thông tin vợ ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch CTCP Tập đoàn FLC đăng kí bán hơn 26 triệu cổ phiếu ROS.

thang cuoi nam nha dau tu dang chu y nhung co phieu nao Những xáo trộn cơ cấu cổ đông của FLC Faros trước khi vợ ông Trịnh Văn Quyết đăng kí thoái hết vốn
thang cuoi nam nha dau tu dang chu y nhung co phieu nao

Trên sàn HNX, KSK (CTCP Khoáng sản Luyện kim màu) tăng nhiều nhất nhưng TST (CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông) giảm mạnh nhất. Tại UPCoM, TID (Tổng Công ty Tín Nghĩa) tăng 60% nhưng ABR (CTCP Đầu tư Nhãn hiệu Việt) giảm 49% trong tuần qua.

thang cuoi nam nha dau tu dang chu y nhung co phieu nao Cổ phiếu FPT Online tăng kịch trần 40% chỉ sau 14 giây giao dịch khớp lệnh

Ngày 10/12, FPT Online, đơn vị vận hành trang VnExpress chính thức giao dịch hơn 14 triệu cổ phiếu FOC trên UPCoM với giá tham chiếu 110.00 đồng/cp. Đáng chú ý, cổ phiếu tăng trần hai phiên giao dịch đầu sau đó giảm mạnh liên tiếp. Tuần qua, FOC đã giảm 28% giá trị.

Cùng ngày, (CTCP Tập đoàn Cienco4) cũng đưa 100 triệu cổ phiếu C4G lên UPCoM với mức giá tham chiếu 14.000 đồng/cp. Tổng Công ty Tín Nghĩa cũng đưa 200 triệu cổ phiếu TID giao dịch với mức giá tham chiếu 12.000 đồng/cp. Cổ phiếu C4G giảm 20% trong khi TID tăng 60%.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), ngành thương mại và đầu tư dự báo sẽ được đẩy mạnh nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã, đang và sẽ được ký kết như CPTPP, RCEP, EVFTA… Thêm vào đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc dẫn tới sự chuyển dịch xu hướng đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, cũng như dòng vốn từ các nước khác vào Việt Nam.

Về nội tại trong nước, việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh được tăng cường, với nỗ lực của Chính phủ trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư thúc đẩy sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp, cũng như thu hút dòng vốn FDI. Tuy vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo Việt Nam cũng cần chú ý đến nhiều yếu tố rủi ro bất định trong bối cảnh suy giảm của kinh tế thế giới giai đoạn tới.

Xem thêm

Nhật Huyền