[Báo cáo] Thị trường thép tháng quý I/2022: Mặt bằng giá mới đang được thiết lập?
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sau khi ghi nhận sụt giảm 6,1% trong tháng 1, sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 142,7 triệu tấn vào tháng 2 tiếp tục giảm 5,7%.
Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận giảm về sản lượng trong tháng 2 khi đạt 81,7 triệu tấn, giảm 10% so với tháng 2/2021. Trong khi đó, các nước có sản lượng thép thô lớn khác như Ấn Độ, Mỹ, Nga, Iran lại tăng từ 0,6% đến 11,8%.
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), năm 2022 sẽ là một năm triển vọng khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu xây dựng hồi phục mạnh trở lại sẽ khiến nhu cầu thép sẽ có bước tăng trưởng trong năm nay.
Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 0,4%, đạt 1.840,2 triệu tấn vào năm 2022. Cùng với đó, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng, đặc biệt là nguyên liệu thô để sản xuất thép và sự gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục diễn ra trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra.
Tại Trung Quốc, nhu cầu thép giảm mạnh trong năm 2021 do các biện pháp cứng rắn của chính phủ đối với các nhà phát triển bất động sản.Worldsteel kỳ vọng nhu cầu thép trong năm 2022 sẽ khởi sắc do chính phủ nước này nỗ lực đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và ổn định thị trường bất động sản.
Theo đó, các biện pháp kích thích được đưa ra vào năm 2022 có khả năng sẽ hỗ trợ nhu cầu thép tăng trưởng vào năm 2023.Với việc vẫn hạn chế việc sản xuất thép do chính sách hạn chế khí thải vẫn tiếp tục và mặt bằng giá thép vẫn ở mức cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thép Việt Nam tiếp tục phát triển và đẩy mạnh ở mảng xuất khẩu.
Hiệp hội thép Việt Nam cũng dự báo tiển vọng thị trường thép quý I/2022 có thể bắt đầu với một mặt bằng giá mới khi giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục tăng và nhu cầu trong nước có tín hiệu tốt.
Xem chi tiết báo cáo thị trường thép tháng quý I/2022 tại đây: