|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một gương mặt tươi cười không phải lúc nào cũng được chào đón tại nơi làm việc

12:06 | 22/02/2020
Chia sẻ
Một nụ cười giả tạo trái ngược với cảm xúc sẽ không mang lại một hiệu quả tích cực cho công việc của bạn mà đôi khi có thể tạo ấn tượng không tốt về chính mình.
[Banker cuối tuần] Một gương mặt tươi cười không phải lúc nào cũng được chào đón tại nơi làm việc - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Getty Images).

Bạn có thể phải trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực mỗi ngày, từ lúc thức dậy đến khi đi làm, rồi có thể bị làm phiền bởi hàng đống email đang chờ bạn. Nhưng có lẽ bạn không thể biểu lộ tất cả những cảm xúc đó khi bạn đi làm. 

Có những chuẩn mực ngầm đối xử với những người xung quanh một cách tôn trọng và lịch sự và bạn không muốn tạo ra ấn tượng rằng bạn đã liên tục thất vọng hoặc khó chịu với họ. 

Mỉm cười là cách mà nhiều người đã lựa chọn để thể hiện sự lạc quan, thân thiện tại nơi làm việc, nhưng có phải nụ cười nào cũng mang lại giá trị như vậy?

Nụ cười giả tạo hay thực sự?

Để trả lời những câu hỏi này, các chuyên gia của Harvard Business Reviews đã khảo sát hơn 2.500 nhân viên toàn thời gian trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ tài chính đến y tế đến giáo dục. Phát hiện của họ cho thấy sự tích cực có một số lợi ích thực sự nhưng  những trường hợp cố gắng tỏ vẻ tích cực không cho hiệu quả như vậy.

Khi bạn cảm thấy một cảm xúc trong khi lại cố gắng thể hiện một cảm xúc khác, bạn đang "diễn xuất" ngoài mặt. Hãy tưởng tượng bạn đến nơi làm việc với sự chán nản về một vấn đề gì đó, bạn có thể giả tạo một nụ cười với đồng nghiệp trong khi vẫn không cảm thấy tâm trạng tích cực hơn.

Tuy nhiên, bạn khi bạn diễn sâu, bạn sẽ cố gắng thay đổi cách bạn cảm nhận và hi vọng tạo ra được những cảm xúc tích cực hơn. Có thể bạn sẽ liên tưởng tới một vài điều tốt đẹp hoặc một số điểm mà bạn thích về công việc của mình để nở một nụ cười. 

Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng những người mà chúng tôi gọi là diễn viên sâu sắc gặt hái những lợi ích lớn nhất. Những cá nhân này cảm thấy tốt hơn trong công việc, báo cáo mức độ mệt mỏi thấp hơn. Họ cũng cho biết các lợi ích liên quan đến năng suất như nhận thêm trợ giúp từ đồng nghiệp. 

Và nhờ đó, các "diễn viên" này cũng cho thấy sự tiến bộ được cải thiện về mục tiêu công việc và mức độ tin cậy cao hơn với đồng nghiệp của họ.

Còn đối với những người chỉ diễn ở mặt ngoài, họ có vẻ đã có một trải nghiệm ít màu hồng hơn. Ngoài việc cảm thấy kiệt sức và không trung thực hơn (có thể là do diễn xuất bề ngoài), họ cũng cho biết nhận được ít sự hỗ trợ hơn từ những người họ làm việc cùng. "Đồng nghiệp dường như chú ý đến những cảm xúc của chúng ta và những người không trung thực có thể tạo một ấn tượng không tốt".

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có một nhóm, có thể gọi là nhóm quản lí, đã phải diễn cảm xúc một cách thường xuyên khi họ phải giao tiếp nhiều với các đồng nghiệp hàng ngày. Họ thường có xu hướng kiểm soát cảm xúc của mình để tạo ấn tượng trong việc quản lí, tránh góc nhìn xấu để thăng tiến trong công việc. Họ có cách diễn cảm xúc rất chuyên nghiệp và dần tạo ra một cách kiểm soát cảm xúc khá tốt và những người thành công đã nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc tạo ra tâm lí tích cực thông qua những nỗ lực chân chính để cảm thấy tốt hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc giả tạo cảm xúc của bạn. 

Và lần tới khi bạn cảm thấy một tâm trạng tồi tệ xảy ra, hãy lùi lại một bước và nhớ rằng việc có kết nối tốt với đồng nghiệp có thể có giá trị với bạn và tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn. 

Hi vọng rằng điều đó sẽ giúp bạn tạo ra một nụ cười thực sự.

Trúc Minh