|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bạn đang căng thẳng? Hãy để trí tuệ cảm xúc (EI) đối phó với nó

08:54 | 13/02/2020
Chia sẻ
Trí tuệ cảm xúc từ lâu không còn là khái niệm xa lạ nhưng không phải ai cũng biết cách cải thiện khả năng đặc biệt này để đối phó với căng thẳng và tránh khỏi sự kiệt sức.
Bạn đang căng thẳng? Hãy để trí tuệ cảm xúc (EI) đối phó với nó - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: I-a.com.vn).

Căng thẳng và kiệt sức không giống nhau. Và mặc dù chúng ta biết rằng căng thẳng thường dẫn đến kiệt sức, nhưng có thể xử sự tấn công của thời gian dài, áp lực cao và khủng hoảng công việc theo cách bảo vệ bạn khỏi sự cạn kiệt cảm xúc, sự hoài nghi và sự thiếu tự tin về khả năng của một người kiệt sức. 

Chìa khóa ở đây là khai thác trí tuệ cảm xúc của bạn (EI).

Chẳng hạn, tự nhận thức về cảm xúc, một trong những yếu tố của EI, cho phép chúng ta hiểu được nguồn gốc của sự thất vọng hoặc lo lắng, cải thiện khả năng xem xét các phản ứng khác nhau.

Khả năng quản lí cảm xúc cho phép chúng ta giữ bình tĩnh, kiểm soát các xung đột và hành động phù hợp khi gặp căng thẳng. Kĩ năng quản xung đột cho phép chúng ta hướng sự lo lắng và cảm xúc của mình vào mục tiêu giải quyết vấn đề thay vì cho phép tình huống làm phiền bản thân. 

Đồng cảm cũng giúp chống lại căng thẳng bởi nếu chúng ta chủ động thấu hiểu người khác, sự quan tâm sẽ nảy sinh. Lòng trắc ẩn, cũng như những cảm xúc tích cực khác, có thể chống lại tác động sinh lí của căng thẳng. 

Và, hòa hợp với người khác về quan điểm, thái độ và niềm tin cũng góp phần vào khả năng có được ảnh hưởng đến họ. Điều này, ở một mức độ rất thực tế, có nghĩa là chúng ta nhận được sự giúp đỡ cần thiết trước khi căng thẳng đến kiệt sức.

Mọi người thường làm đủ mọi cách để đối phó với căng thẳng như ăn nhiều hơn, lạm dụng ma túy và rượu, trì hoãn mọi thứ hay thậm chí là từ bỏ. Ít người hiểu rằng trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence: EI) chính là cách để đối phó với căng thẳng và tránh khỏi sự kiệt sức. 

Bạn có thể thử 5 giải pháp do các chuyên gia của Harvard Business Reviews (HBR) gợi ý dưới đây:

5 bí quyết cải thiện trí tuệ cảm xúc để đạt tới đỉnh cao - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: HBR).

Đừng tự gây căng thẳng cho chính mình

Quá nhiều người trong chúng ta tự tạo ra căng thẳng cho bản thân mình ở mọi cấp độ bởi cách suy nghĩ hoặc dự đoán và suy diễn ra các trường hợp tồi tệ. Những người quá nhiều tham vọng, mục tiêu hoặc cầu toàn thường rơi vào bẫy tâm lí này. 

Các nghiên cứu tâm lí cho thấy những nhà lãnh đạo chịu được áp lực do bản thân tự đặt ra có khả năng kiểm soát mức độ căng thẳng tốt hơn. 

Xác định giới hạn của bản thân 

Nhận thức rõ về điểm mạnh và điểm yếu của chính mình sẽ cho phép bạn xác định giới hạn của sự chịu đựng. Trong nghiên cứu của các chuyên gia HBR, một số CMO mô tả việc nhận được vai trò lãnh đạo chính là nguồn gây căng thẳng cho họ. 

Những người nhận ra vai trò hiện tại vượt xa khả năng của mình đã yêu cầu được cố vấn và giúp đỡ thay vì chịu đựng một mình và thất bại.

Hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng và lo lắng ập tới

Thiền định không chỉ giúp chúng ta đối phó với những căng thẳng tức thời mà còn giải quyết được nhiều khó khăn lâu dài. Một số người tham gia nghiên cứu cho biết thường ngồi thiền để làm chậm nhịp tim và giảm mức độ căng thẳng khi phải đối mặt với vấn đề lớn. 

Đánh giá lại quan điểm của bản thân

Bạn có thường nhìn nhận rắc rối là mối đe dọa nghiêm trọng với bản thân? Hay bạn coi đó là vấn đề cần giải quyết? Thay đổi quan điểm của bạn về cách đánh giá con người và tình huống có thể làm giảm mức độ căng thẳng của bạn. 

Khi sử dụng lăng kính đen tối nhìn mọi thứ, bạn đang gây áp lực cho chính mình và nuôi dưỡng sự thù ghét với mọi người xung quanh.

Ngăn chặn xung đột bằng cách đặt mình vào vị trí của người khác

Sự căng thẳng từ các cuộc xung đột thường dẫn đến cảm giác kiệt quệ nên cách tốt nhất là hãy xoa dịu tình hình khi bạn có thể. 

Hãy thấu hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe thực sự

Tập trung trọn vẹn vào những gì người kia đang cố gắng truyền đạt với bạn sẽ cho phép bạn tìm hiểu quan điểm của họ, đặt bạn ở một vị trí tốt hơn nhiều để có được lòng tin và gây ảnh hưởng đến họ.

Nếu biết cách sử dụng và phát triển trí tuệ cảm xúc, bạn có thể ngăn chặn cảm giác kiệt sức của chính mình và cho cả người khác. Dù vậy, cải thiện EI đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Kiên nhẫn với chính mình, sẵn sàng tha thứ và tử tế với ngay cả sai sót của bản thân cũng là cách để trở nên lạc quan. 

Đừng để mong muốn cải thiện EI trở thành một nguồn căng thẳng khác trong năm mới này.

Thu Phương

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.